28 February 2007

Giặc Cỏ

Trần Khải Thanh Thủy


Nỗi buồn như giặc cỏ
Quấy rầy ta liên hồi
Dù chỉ là cỏ thôi
Cũng đào cho tận gốc

(Di cảo Chế Lan Viên)

Kính gửi các nhà dân chủ Việt Nam
-Hội bảo vệ nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ
-Các sáng lập viên của Hội Dân Oan Việt Nam
-Tác giả Đào Văn Bình
-Chú Vũ Thư Hiên
- Bà Quản Thị Lan,
- Ông Phùng Gia Huynh
- Ông Nguyễn Việt Hưng
- Cháu Phạm Nhất Thanh
-Và tất cả những ai quan tâm ...

Lại một năm nữa trôi qua, xung quanh chúng ta vẫn là cảnh vật cũ nhưng thời gian đã khác. Trong vườn, ngoài ngõ vẫn là cây bàng, gốc đa cổ thụ, cũ kỹ nhưng là những tháng ngày khác rơi.

Năm mới, lòng người cũng nên hoà vào nỗi niềm mới, vui vẻ trẻ trung, gạt bỏ tị hiềm, để dồn sức vào một trận tranh đấu mới với cộng sản, không nên phân tán vào những chuyện không đâu, và bản thân tôi -vốn chưa bao giờ và không bao giờ là kẻ cố chấp, cũng cố quên đi mọi điều bịa đặt, vu khống từ những lá thư tố cáo của Hồ thị Bích Khương, ông Võ Văn Nghệ, bài viết từ phóng viên dân chủ... mà tôi hiểu rất rõ do bàn tay sắp đặt của Nguyễn Khắc Toàn, một kẻ - như anh Nguyễn Hải ( San-Jose - USA) cấp trên của tôi nhận xét: 90% là do đố kỵ, tị hiềm .

Xin được nói có sách, mách có chứng như sau:

"Vừa qua có một số kẻ cơ hội chính trị có nhân cách và phẩm chất đạo đức xấu, dã tâm đen tối đã tự ý lập ra cái gọi là Hội dân oan VN với mục đích trục lợi cá nhân, háo danh, háo lợi. Với tinh thần trách nhiệm trước đồng bào và tập thể dân oan cả nước nói chung và tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng nói riêng, chị đã thẳng thắn lên tiếng công khai vach trần bộ mặt đạo đức giả của kẻ đó trước dư luận trong và ngoài nước với mong muốn đồng bào hải ngoại không bị lợi dụng lòng tốt khi giúp đỡ dân oan đang khốn khổ trong nước Chị là tấm gương về nhân cách, đạo đức và lòng can đảm trước bạo quyền, trứơc cái ác của những kẻ lưu manh cơ hội, chính trị xôi thịt quen sống trên nỗi đau khổ, khốn cùng của dân oan nhiều năm qua mà chị và nhiều đồng bào dân oan trong nước cùng cảnh ngộ biết rất rõ bộ mặt thật của chúng(tin về việc Hồ thị bích Khương bị tai nạn tại nghệ An ( http://anhduong.net/1-tintuc/Feb07/DanAp_HoBichKhuong_1_.htm )

Vậy xin hỏi Phóng viên phong trào dân chủ Việt Nam tường trình từ Hà Nội ngày 12 /02/ 2007 là ai? Có phải nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn không, tại sao phải úp úp mở mở như thế? Ngay đầu bài đã tự lộ rõ tên tuổi mình là " Hồi 22 giờ đêm nay 12/09/2007 người em trai của chị Hồ Thị Bích Khuơng có số máy 0978 211 583 đã gọi vào số máy di động của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn tại Hà nội để báo tin dữ, sau khi tường thuật về vụ tai nạn lại cố ý chua thêm đoạn này vào như để xả sự tức khí, đố kỵ, để càng ngày càng lộ rõ bộ mặt hèn hạ, cùng tâm địa bẩn thỉu, độc ác, tối tăm của mình, mà bất kỳ ai-dù là dân oan Việt Nam hay các nhà dân chủ- trong ban cố vấn của Hội Dân Oan cũng dễ dàng nhận thấy(Xem nhân chứng, vật chứng ở cuối bài)

Cũng vẫn giọng điệu cay cú, đầy nhục mạ, vu khống ấy (Gần 3 tháng trời, dù muốn, nhưng vẫn không chứng minh được điều cụ thể nào, không có nỗi một dẫn chứng, một vật chứng tố cáo, kết tội nào), trong đơn tố cáo của ông Võ Văn Nghệ - một người ở tận Thanh Hoá mà tôi chưa từng gặp gỡ tiếp xúc và cũng không hề biết gì về tôi- gã phóng viên dân hủi này lại núp bóng ông Nghệ để đưa thêm một đoạn đầy xú uế vào, trước khi post lên mạng, bắt bạn đọc cùng tất cả các nhà dân chủ phải "thưởng thức":

Nhân đây tôi cũng xin phép được nói lại cho dư luận đồng bào rõ nhất là bà con ta ở hải ngoại đang định cư ở khắp thế giới. Chẳng là vừa qua, sau khi tôi có viết thư gửi ban tổ chức Tuyên ngôn dân chủ tự do 8406 và tuyên bố ra nhập hàng ngũ của Đảng Dân chủ thế kỷ 21 do cụ Hoàng Minh Chính và nhà văn hóa Hán Nôm Trần Khuê đứng đầu. Trong nội dung thư đó tôi có phê phán một số kẻ cơ hội chính trị trong nước đã cấu kết với nhau lập hội dân oan giả mạo lừa bịp dư luận đồng bào để trục lợi cá nhân. Việc này dân oan trong nước và các nhà tranh đấu dân chủ đã biết rất rõ những kẻ đó là ai từ lâu, nhưng vì sách lược giữ ổn định và tình đoàn kết nội bộ không muốn để công an nhà nước CSVN lợi dụng sơ hở đánh phá, gây chia rẽ làm suy yếu phong trào đấu tranh chung. Vì thế dân oan chúng tôi và các nhà lão thành cùng anh em dân chủ đã giữ im lặng, thậm chí còn bao che, bảo vệ họ trong một thời gian khá dài những việc không tốt đẹp gì của những kẻ đó trước khi bộ mặt của họ bị vạch trần như hiện nay. Nhưng vì kẻ có dã tâm xấu xa này quá tham lam đã dấn sấu hơn vào sai lầm, là mạo danh dân oan chúng tôi và cả phong trào dân chủ để tuyên bố lập ra tổ chức gọi là “Hội dân oan Việt nam”. Trên thực tế, sự việc đó là hoàn toàn không có thật, không hề có bất cứ một tổ chức, hội đoàn nào được tuyên bố lập ra mà có bàn bạc, thảo luận với bà con dân oan khốn khổ chúng tôi. Lại càng không hề có việc các nhà dân chủ được hỏi ý kiến, bàn thảo và nhất trí trong việc quan trọng này. Do đó, không có sự tồn tại của cái Hội dân oan ảo kia, mà đó chỉ là một tổ chức bịp bợm dư luận với mục đích tư lợi cá nhân mà thôi. Trước sau gì nhất định tự chúng tôi cũng sẽ liên kết các đại diện dân oan cả nước trên khắp các tỉnh, thành để lập cho được Hội đoàn này nhằm đoàn kết dân oan 3 miền thành sức mạnh tập thể để tương thân, tương ái, đồng cam cộng khổ đấu tranh cho quyền lợi của mình và góp phần đấu tranh cho công lý, công bằng xã hội. Vậy thì làm sao ai đó đã có thể vội vàng quy kết tôi là qua thư ủng hộ 8406 đã đánh vào Hội dân oan VN, cái Hội thật ra chỉ tồn tại trên giấy và đầu môi chót lưỡi của những kẻ vốn có lòng dạ không trong sáng gì mà chúng tôi đã biết quá rõ từ lâu được!!!??? (http://hungviet.org/vovannghe/vovannghe030207.html)

Một kẻ khoác áo dân chủ, chủ tịch công đoàn lao động, phó tổng biên tập báo tự do ngôn luận mà bệ rạc, thấp kém như vậy sao? Đây đích thị là một kẻ cố tình phá nát phong trào dân chủ, gây sự hiềm khích, chia rẽ giữa các nhà dân chủ và bà con dân oan Việt Nam, muốn phá nát ngôi nhà của liên minh dân chủ thống nhất Việt Nam mà Hội dân oan là một thành viên đang trú ngụ, kể từ ngày thành lập 9-12-2006. Không những thế còn cố tình bôi nhọ danh dự của các sáng lập viên gồm tôi, mục sư Nguyễn Công Chính(Việt Nam) và các anh Nguyễn Hải (Mỹ) Phương Duy (Úc) anh Thái Phụng (Pháp), anh Luu Ngọc Bang ở Anh, anh Nguyễn Đức Huần ở Bỉ và chị Trâm Oanh (Đức) cũng như toàn bộ ban cố vấn- những người đã được tôi cùng luật sư Đài yêu mến, quý trọng, tin tưởng đưa vào sau khi đã tham khảo, xin ý kiến, và được sự nhất trí cao độ cùng sự khuyến khích động viên theo đúng tư cách của một bậc đại trượng phu, một nhà dân chủ thực sự, một người hết lòng vì sự nghiệp chung. Bên cạnh việc xả thân vì nghĩa lớn là sự che chở, khuyên bảo, nhắn nhủ, động viên- như con cháu, anh, chị em trong nhà- nhắc tôi luôn sát cánh cùng bà con dân oan để giúp đỡ họ, từ việc xin tài trợ, đến việc phản ánh các cuộc biểu tình, đấu tranh của họ... Những người mà bấy lâu tôi luôn nhìn nhận bằng tất cả sự ưu ái và minh xác của mình: "Làm trai- đó là một danh từ đẹp". Những người luôn gợi lên trong tôi sự tin cậy tự nhiên, cũng là mối ước ao thầm kín:"Thân này ví đổi làm trai được "...

Vậy mà chỉ vì chút ham muốn vật chất( do giàu trí tưởng bở), vì lòng đố kỵ nhỏ nhen, nỗi ghen tuông mờ mắt, tên phóng viên dân ...hủi này đã không tiếc lời thoá mạ tất cả tôi cùng những ai liên quan tới hội dân oan Việt Nam. Cho dù việc thành lập hội là hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu thực tế, cho quyền lợi của bà con dân oan Việt Nam, cho phong trào đấu tranh của Việt Nam, chứ không phải cho cá nhân tôi, hơn nữa còn là sự tha thiết mong muốn của cộng đồng Hải ngoại mà ngay trong thời kỳ tôi bị công an bắt (2-9-2006) báo Việt Nam Exodus đã có tít chạy dài: "Cộng đồng hải ngoại hãy tiếp tay cho nhà văn Trần Khải Thanh Thuỷ thành lập hội dân oan Việt Nam" rồi tất cả các cuộc nói chuyện trên paltalk, hầu hết các thành viên trong diễn đàn thảo luận về tình hình đất nước, dân chủ cho Việt Nam đều ủng hộ, khích lệ. Chưa kể còn là ước nguyện chân tình, thánh thiện của anh Nguyễn Hải (San-Jose-Mỹ) sáng lập viên đầu tiên của hội cũng là người chăm lo cho bà con từ manh quần tấm áo, giấc ngủ bữa ăn trong những ngày đông tháng giá, sau những trận càn quét của cộng sản thông qua cánh công an Việt Nam, những kẻ đã mất hết tính người, chỉ nhăm nhăm làm theo mệnh lệnh chủ: Vì nước quên dân, vì thân phục vụ, mà ngay từ tháng 12/2005, sau khi đọc bài viết: "Cuộc càn quét giữa lòng thủ đô" đã đứng lên vận động bà con hải ngoại chung tay bồi lấp nỗi đau, nỗi khổ, nỗi uất hận trong lòng dân oan Việt Nam, bằng cách gửi tiền về hàng tháng, thậm chí vào các dịp đại hội đảng, các kỳ họp quốc hội, còn gửi bổ xung... Chính anh Nguyễn Hải là người thúc giục tôi tìm đến hỏi ý kiến các nhà dân chủ và luật sư NguyễnVăn Đài, và tôi đã thực hiện ước muốn của anh, cũng là của bác Hoàng Minh Chính, của tất cả những ai quan tâm tới phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam và số phận của những người dân oan Việt Nam...Thế mới biết lời nhận định của tôi về con người Toàn vô cùng chính xác: Khi sự đố kỵ và bản năng được buông phóng thì không còn giới hạn...

Thưa các nhà dân chủ Việt Nam
Thưa bà con và bạn đọc Hải Ngoại
Cùng hệ thống Báo đài Quốc tế.

Lần trước trong bài "Cười như anh khoá hỏng thi"( http://vietnamexodus.org/vne/modules.php?name=News&file=categories&op=newindex&catid=2 ) tôi đã nói rõ tác dụng của lời nói: Lời nói là đọi máu, lời nói có tác động tinh vi nhất đối với trái tim con người. Nó có thể là một bông hoa dịu dàng thơm ngát, là dòng nước mát làm sống lại lòng tin vào điều thiện, nhưng cũng là mũi dao nhọn, một thanh sắt nung đỏ, một bãi rác nhơ bẩn phá tan tất cả những điều trong sáng, tốt đẹp nhất trong trái tim con người.

Còn lần này, sau hai bài báo mà tôi vừa trích dẫn, tôi xin được mở rộng thêm: "Ngay sau khi tiếng nói bất nhân, vô đạo tồi tệ cất lên, nó có thể biến thành những hành động bất ngờ nhất. Lời nói sáng suốt và nhân hậu sẽ đem lại niềm vui, lời nói ngu xuẩn và độc ác, thiếu suy nghĩ và bất nhã sẽ đem lại tai vạ, lời nói có thể giết chết hoặc làm sống lại, có thể gây tổn thương hoặc chữa lành, có thể gieo rắc sự ngờ vực và thất vọng, hoặc động viên xua tan mọi nỗi nghi ngờ, buồn rầu, có thể tạo ra nụ cười sung sướng hoặc làm rơi nước mắt đau khổ, có thể hình thành niềm tin tưởng vào con người hoặc tạo nên sự nghi kỵ lẫn nhau, có thể động viên làm việc hoặc kìm hãm sức mạnh của tâm hồn. Lời nói độc ác ngu xuẩn, không khéo léo làm cho con người đau khổ, sầu muộn, tê tái, choáng váng.

Chỉ một lời nói cũng có thể giúp người khác nhận xét họ là người thông minh, chín chắn hay một kẻ dốt nát ba hoa, một người hiền nhân quân tử hay một kẻ tiểu nhân xu thời, một người đại lượng, bao dung hay hẹp bụng, đố kỵ, người đáng trân trọng hay hàm hồ, lố bịch, người đấu tranh vì sự nghiệp dân chủ chung hay một kẻ phá hoại phong trào bằng mọi cách, miễn đạt được mục đích đê hèn của mình.

Qua hai phần trích dẫn trên đây, tự mọi người nhận xét về gã phóng viên dân hủi Nguyễn Khắc Toàn này. Kẻ cố tình mượn danh nghĩa dân chủ để đánh phá phong trào dân chủ Việt Nam trong đó có tôi cùng tất cả những người liên quan đến hội dân oan, đầy hằn học, cay cú. Cố tình biến công thành tội, có thành không, sáng sủa thành đen tối, cố tình dẹp hội dân oan vừa manh nha hình thành để lập thêm một hội dân oan nữa, cốt thực hiện dã tâm thâm độc của mình, như đã từng làm với hội công nông của Nguyễn Tấn Hoành, liên minh thống nhất dân chủ Việt Nam của anh Đỗ Nam Hải, (nhưng không thành), trong khi lĩnh vực công đoàn độc lập hoàn toàn bị bỏ trống?

Vì vậy, nói theo ý thơ của Chế Lan Viên:

"Nỗi buồn như giặc cỏ,
quấy rầy ta liên hồi,
dù chỉ là cỏ thôi,
cũng đào cho tận gốc".

Tôi quyết định phải đào tận gốc, trốc tận rễ tên giặc cỏ này, phơi nó cùng túm lông si đa của ả Hồ thị (Chồng Khương ở tù chung với bọn nghiện hút nên đã chết vì nhiễm HIV) ra trước bàn dân thiên hạ, trước ánh sáng của tự do dân chủ, để ngôi nhà dân chủ chỉ còn là vàng ròng, thóc giống, tiếp tục tạo ra mùa xuân tự do dân chủ cho quê hương Việt Nam trong năm bản lề 2007 này, chứ không thể để lúa lên cùng cỏ dại, ăn hết chất màu của lúa, vấy bùn vào lúa, chặn đường sống của bà con dân oan Việt Nam được

Nếu bản thân tôi không đào tận gốc, trốc tận rễ được thì sẽ có sự tiếp sức của các nhà dân chủ, các sáng lập viên, cùng ban đại diện của hội và bà con dân oan Việt Nam. Tôi luôn tin vào bát nước công đức bà con nhận được thông qua những tấm lòng yêu nước thương dân của cộng đồng Hải ngoại là vô cùng ý nghĩa. Kẻ nào cố tình phủ nhận, tấn công, nhằm xô đổ bát nước tình nghĩa này của họ sẽ không được yên thân với họ.

Chính họ sẽ đứng lên vạch mặt, tố cáo dã tâm của kẻ núp bóng dân chủ này. Chỉ vì sự thấp hèn, lòng đố kỵ đã cố tình biến bà con dân oan thành những bộ xương khô trong mả, bằng cách điên cuồng, tuyệt vọng kêu gọi bà con Hải ngoại đừng góp tiền vào ban tài chính của hội (do trưởng Ban tài chính và các thành viên nhận và phân phát cho bà con) - điều này giống hệt ác tâm của đảng cộng sản Việt Nam 32 năm qua, (sau ngày Sài Gòn bị cưỡng hiếp) hàng nghìn, hàng triệu dân ngoan Việt Nam trở thành oan khuất, xót xa, bị biến thành bộ xương khô trên mâm vàng, chén bạc của đảng cộng sản Việt Nam. Nhờ muôn vàn tấm lòng của bà con người Việt định cư ở nước ngoài mà số phận họ được nhìn nhận, được bù trì, chia sớt, xẻ san, giờ có nguy cơ bị gã phóng viên dân hủi Nguyễn Khắc Toàn cướp mất, thông qua những lời kêu gọi vô cùng hỗn láo, mất hết tính người này.


Hà Nội 19-2-2007
Trần Khải Thanh Thuỷ


Tường trình từ Hà Nội ngày 12 /02/ 2007

14 February 2007

Cười như anh khoá hỏng thi

Trần Khải Thanh Thuỷ
( Vài cảm nghĩ khi đọc bài "Thư ngỏ gửi chị Thanh Hương ")
Đăng trên VietLand.Net ngày 9-1-2007
http://s152542055.onlinehome.us/xoops4/modules/news/article.php?storyid=413

Qúa nhiều việc phải làm, qúa nhiều dự định, ý nghĩ, tư tưởng chi phối, lúc băm nhỏ mình ra để làm bún chả( thơ), lúc làm phở nóng(phóng sự), lúc chế biến tư tưởng thành cơm bình dân( các bài báo lẻ) lúc là cơm rang thập cẩm (ghi chép, bút ký, tản văn), lúc hoá cháo lòng, tiết canh (phê bình, tiểu luận, bình thơ, nhại thơ, sưu tầm, phóng tác) v.v. Hôm nay tôi mới ngừng "chặt chặt băm băm", cất dao, cất thớt, treo biển " ngừng viết" để vào xem "thư ngỏ", thực chất là đơn tố cáo của Hồ thị Bích Khương , ngắm chân dung của mình những lúc xấu nhất sẽ như thế nào?
Đọc một mạch cả lá thư cùng 30 ý kiến bạn đọc, thay vì phải bàng hoàng thốt lên đầy nhọc nhằn cay đắng: Ô hô, hôm nay sao mình lại tệ hơn mình nhỉ? Sao bỗng dưng mình lại...xấu hơn mình nhiều đến thế này? Tôi chán ngán nhận ra một điều: Chẳng có Hồ thị Bích Khương nào hết mà chỉ là Hồ thị Khắc Toàn thôi. Tất cả những ai là nhà dân chủ, bạn đọc tinh ý sẽ nhận rõ điều này hiển hiện qua từng câu chữ trong bài viết, qua từng tiếng cười, giọng nói của ả đàn ông hay gã đàn bà Khắc Khương, Bích Toàn này.
Thứ nhất: Hồ thị Bích Khương vốn xuất thân là dân lao động, không hề được ăn học tới nơi tới chốn, cũng chưa từng viết, hay nói một câu ra hồn, nhờ gia đình có chút "của ăn của để" (30 triệu) mà năm 1990 dồn vào cho Khương đi lao động ở Nam Hàn (công ty LOD). Cũng vì tính khí dở hơi, ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời, làm chẳng có tay nghề nên chưa đầy một tháng, Khương bị chủ Nam Hàn đuổi xuống khu vệ sinh, chuyên làm nhiệm vụ quét dọn, lau chùi, tròn 6 tháng thì bị trục xuất về nước, không một chút đền bù, giải thích. Qúa đau xót vì của một đống, bỗng chốc hoá thành trắng mắt, trắng tay, trong khi tương lai trắng và cuộc đời trước mặt cũng trắng toát như một tấm vải liệm trên đầu, quanh người, Khương uống thuốc ngủ tử tự, quyết dùng cái chết đột ngột để xoá đi mọi ràng buộc, gian díu với đời, không ngờ được cứu và còn để lại dấu tích là sự bấn loạn tâm thần, khóc cười lảm nhảm, ngắm làn mây trôi như ngày nay.
Cũng chính vì thần kinh không ổn định, Khương không thể viết được đơn thư cho mình, cũng như của cả ba chị em khác trong nhà, phải nhờ tôi viết giúp, vì vậy làm sao có thể viết được một thư ngỏ dài 5,7 trang vi tính gửi chị Thanh Hương được (Xin kiểm chứng lại bằng cách hỏi đích danh anh Bích Toàn và chị Khắc Khương qua số điện thoại của họ, xem cả anh, cả ả có tật giật nảy mình không? Nảy như thế nào?Thứ hai, dù điều kỳ diệu xảy ra: "Ước gì em biến thành anh, để em xông xáo, dọc ngang vẫy vùng" đi chăng nữa, Khương cũng không thể biết rõ các hoạt động dân chủ của anh Nguyễn Khắc Toàn tường tận như thế được . Xin trích:
"Về sự việc thành lập Công Đoàn Độc Lập Việt Nam (CĐĐLVN) tôi được biết như sau : Vào khoảng tháng 7 – 8 – 2006, luật sư Nguyễn Văn Đài và anh Nguyễn Khắc Toàn có bàn bạc với một số anh em đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ ở hải ngoại lâu năm như các giáo sư Nguyễn Thanh Trang…các trí thức khác như Trần Ngọc Thành ở Ba Lan, Đoàn Việt Trung ở Úc Châu ngoài ra còn một số trì thức khác ở Pháp, Canada. v. v… Mọi người đi đến nhất trí trong tình hình, bối cảnh hiện nay công nhân, người lao động đình công, bãi công khắp cả nước mà không có tổ chức nào đứng ra bảo vệ cho họ, nên phải cần thiết thành lập 1 tổ chức bảo vệ quyền cho người lao động. Thời gian ra mắt tổ chức này thích hợp nhất là vào thời điểm cuối tháng 10-2006, thời gian này anh em ở hải ngoại cũng vận động nhiều tổ chức công đoàn quốc tế trong đó có Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan mở Hội nghị bàn về quyền lao động trong đó có quyền lao động của công nhân, người lao động Việt Nam. Vì thế nên cuối tháng 8 đầu tháng 9 đã cử anh Trần Văn Hòa, một chấp sự Tin Lành ở tỉnh Quảng Ninh sang Quảng Châu - Trung Quốc gặp anh Trần Ngọc Thành để bàn cụ thể. Nhưng do bị công an VN theo dõi, bắt giữ tại sân bay Nội Bài và giam nhốt 13 ngày như dư luận đã biết. Tuy vậy anh em trong nước vẫn chuẩn bị tốt các văn kiện, hồ sơ để công bố thành lập CĐĐL VN vào ngày 20-10-2006 như dự định trước mặc dù anh Nguyễn Khắc Toàn còn bị câu lưu, thẩm vấn nhiều ngày về việc thành lập Liên minh dân chủ nhân quyền VN mà anh là một trong những người tham gia bàn bạc và sáng lập… Toàn bộ việc này kỹ sư Bạch Ngọc Dương biết từ đầu đến cuối và kể cả linh mục Nguyễn Văn Lý cũng là người biết rất rõ. Sự việc là như vậy, anh Nguyễn Khắc Toàn chỉ là một trong những người đồng sáng lập CĐĐLVN. Chứ tổ chức này không phải mới manh nha và chỉ do có 1-2 người như anh Nguyễn Khắc Toàn và anh Lê Trí Tuệ, để mà chị Thanh Hương xuyên tạc, bịa đặt, vu khống là các anh này đã phỗng tay trên của anh công nhân Nguyễn Tấn Hoành mà chị đã viết trong bài của mình."
Cho dù trong bài viết đã mở ngoặc chú thích rất chi là cẩn thận (Tôi đã trực tiếp được nghe anh Nguyễn Khắc Toàn kể), thì người đọc hiểu ngay là " Tôi đã sơ xuất để anh Nguyễn Khắc Toàn lộ diện, tôi không phải Hồ thị Bích Khương mà là...Hồ Dân Tiên trong ngôi nhà dân chủ Việt Nam, kẻ chuyên ném đá giấu tay, mượn tên người khác để ca ngợi, đánh bóng mình đây. Trần Dân Tiên ca ngợi Hồ chủ tịch, còn tôi ca tụng Nguyễn Khắc Toàn. Hồ Chí Minh mượn tay đàn em giết người, bán đứng phan Bội châu cho thực dân Pháp, thì tôi "sống, chiến đấu và học tập theo gương của bác Hồ vĩ đại" cũng đang mượn tay dân oan đưa Trần Khải Thanh Thuỷ vào tù cộng sản đây. Có như thế tôi mới tôn Hồ Chí Minh là lãnh đạo kính yêu của dân tộc Việt Nam chứ".Quả là ngồi tận bệnh viện tỉnh Nghệ An chăm sóc chồng ốm thập tử nhất sinh gần một năm trời( Chồng Khương bị công an trù úm, làm sai lệch hồ sơ trong một vụ va chạm xe cộ, bị xử oan 2 năm, và ngồi tù chung với bọn nghiện nên đã bị nhiễm HIV giai đoạn cuối, vừa chết cuối năm 2006) mà mắt Khương để tận Hà Nội, lúc là số 11 ngõ Tràng Tiền, lúc số 1 Trại Nhãn, lúc số 16 ngõ 670/25 Ngô Gia Tự, lúc lại theo chân hội trộm cổ vật vào toà án tỉnh Bắc Giang...Gi gỉ gì gi cái gì cũng biết, qủa là sự lạ, phép lạ của Trần Dân Tiên, chỉ là một nhà báo vô danh tiểu tốt mà biết hết các hoạt động cách mạng của bác Hồ để bốc thơm, ca ngợi hết lời. Nào bác họp hội nghị ở đâu, phát biểu những gì, nào nhóm Nguyễn Ái quốc mà anh Nguyễn "chủ xướng" hoạt động cách mạng ra sao? Bác viết bản yêu sách 8 điểm tố cáo thực dân Pháp gồm những gì...Cứ là vanh vách như kẻ trộm khoét nách, đào sườn, chui vào...ở lì trong tim, gan phèo, phổi, óc não bác để viết lại thành sách. Ả Hồ thị Khắc Khương cùng quê bác cũng vậy, nào Phạm thị Lộc đi đâu, làm gì, xuống quê của nhà sư Thích Nguyên Trung gặp mẹ già ra sao? Đỗ thị Minh Hằng "dũng cảm" đến đâu, chụp ảnh như thế nào, bức ảnh gây ấn tượng ra sao? Trần Khải Thanh Thuỷ đứng phía ngoài hay phía trong khu vực toà án, viết bài vào thời điểm nào, v.v và v.v cứ là vanh vách...Điều thứ 3, nếu Khương yêu quý, đoàn kết với Phạm thị Lộc thế, sao ngoài đời thường xuyên xô xát với ả đàn bà ghê gớm này? Kể từ thời gian Khương chưa bị bắt cho đến khi ra tù (15-5-2006, đến 15-11-2006) mỗi khi nhắc đến Khương, Lộc luôn tỏ thái độ hằn học, coi thường vì cái tính lau chau, đoảng vị của Khương, đã phát âm trọ trẹ còn hay tỏ vẻ ta đây cái gì cũng biết, cứ tưởng mình thông minh đột xuất, nhưng toàn là ngu bất thình lình, cấm có giữ được bí mật gì riêng tư của đám đàn bà dân oan khiếu kiện, cái gì cũng tông tốc nói hết cho người ngoài, dù đánh chết cái nết không chừa? Chính vì thế giữa Khương và Lộc thường xuyên xung đột, tranh cãi kịch liệt, nhất là trận cãi nhau tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng ngày 21-1/2007 , còn hiện tại Lộc vẫn tuyên bố sẽ đi tìm bằng được Khương để đánh...Tất cả các mâu thuẫn này đều liên quan đến các việc làm mờ ám, khuất tất, thủ ác của Toàn đối với hội dân oan và sáng lập viên của hội mà bà con ai cũng biết là do Toàn chi không đẹp, chỉ cho Khương mà thôi không cho Phạm thị Lộc nữa.
Càng đọc, tôi càng thấy những dẫn chứng hiển nhiên thông qua sự bày đặt ngô ngọng của Toàn, theo kiểu:" Thà chết quyết không khai, hai đồng chí ở trong đống rơm" ( thà chết quyết không khai, ai là tớ ở trong đám...dân (oan)", tôi đã nhìn ra một Nguyễn Khắc Toàn khác hẳn, một Khắc Toàn có thêm đệm thị ở giữa, nghĩa là thay vì "mồm ngang, mũi dọc, lông mọc...giữa đùi" như tất cả mọi người trên quả đất ô trọc này, thì, nực cười thay, cái đám lông mọc giữa đùi Toàn lại đích thị là của Hồ thị Bích Khương, cho nên mới có phép hành xử rẻ tiền, thô tục theo kiểu nửa đàn ông là đàn bà như thế .
Ở bài viết này, ngay từ câu đầu tiên tôi đã bắt gặp cái cười của gã hồ thị Khắc Toàn. Một nụ cười không hề Đổng Trác( tức Thái Sư) uyên thâm sâu sắc, cũng chẳng phải nụ cười của Tam Nguyên Yên Đổ (những tiếng khóc sau trận cười không che giấu) càng không phải tiếng cười vọng vang đau đớn của Tú Xương (tiếng cười gằn như mảnh vỡ thuỷ tinh xoáy vào gan ruột người người đọc, người nghe) mà chỉ là một nụ cười vô cùng khiếm nhã, nhạt toẹt như chính các bài viết của Lê Quý Dân (Không phải Nguyễn Quyễn Quý Dân ) mà tôi phải nhận định bằng cách gọi đúng tên sự vật: "Nước ốc phải gọi bằng cụ", vì có đổ cả tấn muối vào cũng không mặn. Thế là thay vì che tiếng cười khả ố , kệch cỡm thì vì "sâu sắc như cơi đựng trầu" Toàn lại khoe ra, phơi ra túm lông của Hồ thị Bích Khương trước bàn dân thiên hạ, để cho ai muốn nhìn thấy Toàn cũng phải nhìn qua túm lông này, hoặc bị ám ảnh bởi túm lông do Toàn mượn của ả Hồ thị Bích Khương cấy vào giữa đùi mình ...
Chưa bao giờ tôi thấy thương cho cảnh ngộ Toàn như lúc này. Thay vì những nỗi buồn gặp phải sau mỗi lần bị đồng nghiệp giở thói đố kị, tị hiềm, ganh ghét, thù hằn, phải trút tiếng thở dài vào những câu thơ ngắn, thì lần này tôi trút tiếng thở phào vào bài viết, để ngậm ngùi thốt lên:" Ngu quá Toàn ơi, sao lại tự trát bùn lên mặt mình thế này". Trong bài không dưới 20 lần Toàn gọi tôi là "lừa đảo", "xảo quyệt", "ăn bẩn trên sự khốn khổ của dân oan" mà có tự chứng minh được một điều nào cụ thể đâu? Ngược lại, sự hằn học đố kỵ thể hiện mồn một trong từng câu chữ, ai đọc cũng phải giật mình vì sự tha hoá, tính du thủ du thục, văn hoá đảng vẫn còn thấm đẫm trong con người này(xin trích):
"Có một điều nữa cũng cần phải lên án, là chị (Thanh Hương) đã cố tình nhắm mắt trước sự thật để mặc cho những gì mà nhà văn “sáng giá TKTT” đã mượn ngòi bút dẻo như rắn cắn vào mảng dân oan, những mảnh đời khốn khổ, để tìm đến đồng tiền và cái hư danh hão “viên ngọc quý”. Chính những miếng mồi này cả về tinh thần lẫn vật chất đầy hấp dẫn này đã cuốn hút làm TKTT loá mắt, đã biến TKTT từ một nhà báo Trần Khải Thanh Thuỷ của một tờ báo Cựu chiến binh của nhà nước CSVN trong nước thành cái gọi là "người của dân oan" rồi tiến xa hơn nữa trở thành "Trần Khải Ma Quỷ" (lời của bà con dân oan Mai Xuân Thưởng và của chị Phạm Thị Lộc) là nỗi khiếp sợ của dân oan và cũng là nỗi khiếp sợ của những người dân yêu dân chủ tự do trên đất nước Việt Nam ta đó chị ạ. Tôi rất biết rằng tại chị Thanh Hương không đi sát vào dân thì không biết đó thôi. Người dân Việt Nam chúng ta rất hiền lành và trung thực họ không bao giờ nghĩ rằng tự do dân chủ lại là tự do xuyên tạc và tự do vu khống đâu chị ạ. Chính vì nữ nhà báo Trần Khải Thanh Thuỷ viết về dân oan Việt Nam tại Mai Xuân Thưởng đang dập tắt hy vọng dân chủ tự do ở những người dân oan. Nhà báo bất lương này đã làm cho mảng dân oan tan đàn xẻ nghé không biết bao nhiêu phen điêu đứng khốn khổ.
Sự thật của cái gọi là “vị anh hùng hảo hán phong trần thoắt ẩn, thoắt hiện làm chấn động địa cầu” Nguyễn Thái Hoàng nay đã phải trở về đời thực – Đó chính là Trần Khải Thanh Thuỷ và thực ra Thủy chỉ là một người đàn bà nhỏ bé chỉ lo biết thu vén cho bản thân và gia đình riêng của mình mà thôi. Nói như vậy có lẽ là quá nhẹ nhàng và không có gì đáng trách cho bà ta. Nhưng bà ta lại trở thành con yêu tinh đội lốt người và lại nhằm vào những kẻ cùng đường khốn khổ dân oan chúng tôi chị à!"Vậy thì, mạn phép chị Thanh Hương, cho tôi hỏi thẳng... Hồ thị Khắc Toàn?:
-TKTT đã mượn ngòi bút dẻo như rắn cắn vào mảng dân oan như thế nào? -"TKTT ma quỷ ra sao?-TKTT là nỗi khiếp sợ của dân oan và cũng là nỗi khiếp sợ của những người dân yêu dân chủ tự do như thế nào. -Dân oan nào và nhà dân chủ nào phải sợ Trần Khải Thanh Thuỷ đến mức khiếp sợ như vậy? -TKTT tự do xuyên tạc và tự do vu khống như thế nào?- Dập tắt hy vọng dân chủ tự do ở những người dân oan như thế nào, - TKTT bất lương ra sao? - TKTT làm cho mảng dân oan tan đàn xẻ nghé lúc nào?- Bao nhiêu phen dân oan bị điêu đứng khốn khổ là những phen nào? Xảy ra vào lúc nào, thời điểm nào? - Vun vén cho bản thân và gia đình như thế nào? - Là con yêu tinh đội lốt người ở đâu, lúc nào?- TKTT nhằm vào những kẻ cùng đường khốn khổ dân oan như thế nào?- Ai là kẻ cùng đường khốn khổ trong đám dân oan bị TKTT nhằm vào?
Lời nói là đọi máu, lời nói có tác động tinh vi nhất đối với trái tim con người. Nó có thể là một bông hoa dịu dàng thơm ngát, là dòng nước mát làm sống lại lòng tin vào điều thiện, nhưng cũng là mũi dao nhọn, một thanh sắt nung đỏ, một bãi rác nhơ bẩn phá tan tất cả những điều trong sáng, tốt đẹp nhất trong trái tim con người. Muốn khoác tấm áo dân chủ trên người, nhận về những đồng tiền tài trợ từ biết bao những tấm lòng nhân đức, tình nghĩa đến với mình, trở thành tấm gương sáng cho lớp trẻ Việt Nam noi theo mà Toàn lại ăn nói hàm hồ, vào hùa với những kẻ xấu( Lộc, Khương, Thoa, Hằng) để vu vạ, điêu ngoa, làm hại bản thân tôi như thế sao? Chưa đủ còn mượn tên và mượn tay của bốn kẻ này viết đơn tố cáo, phá nát phong trào, đưa tôi vào nhà tù cộng sản ( thông qua các lá đơn gửi bộ trưởng bộ công an Lê Hồng Anh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, phó trưởng ban chống tham nhũng Nguyễn Việt Thành" , Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân v.v. Đã thế còn biến vườn hoa Mai Xuân Thưởng thành vườn hoang, không một người nào ủng hộ tôi được phép ra vào? Chưa đủ còn đánh đồng kẻ thù đầu tiên của dân tộc Việt Nam là hồ chủ tịch thành một con người cao cả, thánh thiện? Còn mơ hồ giữa kẻ đưa đất nước Việt Nam vào con đường XHCN, dẫn đến đất nước lầm than chỉ là sai lầm chứ không cố ý ?
Cho dù là sai lầm đi chăng nữa thì một sai lầm của lãnh đạo cũng khiến dân tộc phải trả giá hàng trăm năm. Dân tộc Việt Nam cho đến lúc này vẫn chưa thoát ra khỏi sự sai lầm liên tiếp của các thế hệ Hồ Chí Minh. Đất nước từ hình chữ S (Sung sướng, sắt son, sâu sắc), chỉ vì mất mắt, mất đầu (Ải Nam Quan) đã biến thành hình chữ J ( Gi gỉ gì gi cái gì cũng bét). Nghĩa là nếu không có Hồ chủ tịch, không có các thế hệ Hồ Chí Minh kế tiếp, thì sẽ là hồng phúc lớn cho đất nước. Cả dân tộc không bị hoạ cộng sản xâm lấn, bao nhiêu con người được ở lại quê hương. Biển chỉ xanh màu xanh của bầu trời, của tảo biển và vô vàn các vi sinh vật hiền lành bơi lội, chứ không đục ngầu vì máu người dân vượt biển do bị cá mập ăn thịt (xin trích):
"Làm sao mà những tin giật gân về Hồ Chí Minh và con trai của cụ là Nguyễn Tất Trung. Rồi bà Phạm Thị Rấn - vợ hờ của ông Trần Đức Lương và các nhân vật bao che trong Bộ Chính trị được nhà văn TKTT cùng những phóng viên phụ trách mảng dân oan vạch trần đã làm chấn động trong nước và lừng lẫy chấn động địa cầu. Dưới những tấm áo khoác của Nguyễn Thái Hoàng, rồi nhóm phóng viên Võ Quế Dương, Nguyễn Quý Dân …tự nhận là phụ trách mảng dân oan làm cả thế giới đang tin rằng Cộng sản Việt Nam sẽ bị Hoàng hạ gục, người dân Việt Nam được cởi trói, tự do dân chủ đang đến với nhân dân Việt Nam !!! Hình tượng Hồ Chí Minh, lãnh tụ của người dân Việt Nam sụp đổ trong con mắt ngưòi dân Việt nam và thế giới để Hoàng tức Trần Khải Thanh Thuỷ có thể tự đánh giá mình hoặc để mặc cho người đời không biết gì và cứ đánh giá cho mình là trí tuệ và nhân cách cao cả, nào là "Viên ngọc quý của những kẻ khốn cùng", nào là “người của dân oan” vv…vv…
Tôi cũng rất vui bởi một ngày gần đây sự thật về ông Hồ Chí Minh người đã từng là lãnh tụ cộng sản của đất nước này sẽ được Thuỷ công khai tài liệu minh bạch để biết được sự thật ông có thánh thiện hay không? Hồ Chí Minh người đã đưa đất nước Việt Nam vào con đường XHCN, dẫn đến đất nước lầm than là sai lầm hay cố ý thì mọi người tự hiểu và tự do bình luận, phê phán.
Sự thật vì nếu những trang "sử hồng" được chị vạch ra thì tôi sẽ là người đầu tiên kính phục chị ( Tức Thanh Hương)"
Một con người đầy hằn học, đối nghịch, mơ hồ, nói láo, nói liều, nói lấy được , bất chấp hậu quả như thế thì ai là người dám giang tay đón nhận? Kể cả góc độ bà con dân oan đến lớp trẻ Việt Nam, các nhà tài trợ v.v ( khi đã hiểu rõ con người Toàn). Chưa kể ngoài đời Toàn còn là kẻ nói láo quen miệng, ăn cắp quen tay. Trong quá khứ đã từng lĩnh án "mắc màn" kèm 2 tiền sự, còn hiện tại "cầm nhầm" số tiền 500.000 VND của bác Hoàng Minh Chính gửi cho bà con dân oan Thái Bình( cầm 5 triệu, chỉ đưa 4,5 triệu) cùng laptop từ Mỹ gửi về cho anh Trần Anh Kim (Hội trưởng hội dân oan Việt Nam) ?
Thử hỏi, sau khi đọc bài viết này, Toàn có còn "khà khà" nữa được không, hay chỉ có thể "cười như anh khoá hỏng thi", hoặc đấm ngực thùm thụp mà tự thú với mình "ngu quá Toàn ơi".
Nếu Toàn không chứng minh được những điều đã nhục mạ, vu khống tôi trong lá thư ngỏ này, thì tôi còn phải tiếp tục trở lại vấn đề này ở nhiều lần sau. Sự thực đây mới chỉ là phần đầu của lá thư ngỏ, mà vị dung lượng chật hẹp của bài báo tôi chưa thể nói hết được. Nhưng sẽ nói cho tới cùng, đến khi sự thực về bản thân tôi được sáng tỏ, những kẻ cố tình ném bùn vào tôi phải có lời xin lỗi , nếu không sẽ bị cả cộng đồng nguyền rủa vì hành động thấp hèn, bẩn thỉu, ngu tối, dối lừa của chúng. Đã đi với tự do lại còn khoác áo độc tài, mượn tay những kẻ độc tài để trừng phạt người tử tế, hệt cha già cực kỳ đểu giả của chúng....
Hà Nội 5-2-2007

10 February 2007

Về một bài thơ của Lưu Quang Vũ

Trần Khải Thanh Thủy
Giữa những ngày bận mải tìm đề tài cho báo tết, tôi vô tình tìm được tập thơ: Lưu Quang Vũ- tác phẩm và cuộc đời, gồm những vần thơ và bài viết của mẹ, em gái và một số nhà thơ viết về kịch, thơ và cuộc đời long đong vất vả của anh trong 40 năm đày ải nơi cõi trần. Vừa kịp loé sáng ở tuổi 40 với gần 50 vở kịch như: Ông không phải là bố tôi , nhân danh công lý, hồn trương ba da hàng thịt v.v thì một tai nạn giao thông hết sức vớ vẩn cắt ngang cuộc đời anh, cuộc đời một con người tài hoa mà đầy bất hạnh. Đơn giản vì trong chế độ độc tài do đảng lãnh đạo, người tài hoa làm gì có đất sống."Giàu nó ghét, nghèo nó khinh, tài giỏi, thông minh, nó không sử dụng". Cũng bởi không có cách nào ngăn được tiếng nói trung thực, quả cảm của anh lại mà đảng phải dàn cảnh tai nạn giao thông gây nên cái chết đường đột cho anh và cho cả vợ con (nhà thơ Xuân Quỳnh và cháu Lưu Quỳnh Thơ). Đâu đó trong lòng đường Hà Nội vẫn vang vọng câu thơ:

Một tiếng nói chúng tôi chờ đã mất
Đau đớn này đau đớn nào hơn
Công lý vĩnh viễn nằm dưới đất
Nhân danh gì , họ đã giết anh?


Hiện tại hồ sơ của anh vẫn còn lưu lại hai nơi: Hồ sơ tai nạn tại bệnh viện Hải Dương -nơi anh gặp nạn và hồ sơ mật của bộ công an Việt Nam, nơi anh bị nạn .

Trở lại với cuộc đời và các tác phẩm của anh, càng đọc tôi càng ngạc nhiên vì nhận ra một Lưu Quang Vũ dưới một cái nhìn mới lạ, một Lưu Quang Vũ thơ ẩn sau những vở kịch.

Dưới góc độ một bài viết tôi không thể nào bao quát hết cả 12 tập thơ hơn 200 bài của anh, nên chỉ dám nhặt một bài - tạm coi là tiêu biểu nhất trong phong cách thơ anh để giới thiệu cùng bạn đọc . Nhan đề

Đêm đông Chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh nói về những cuộc chia tay thời loạn

Nhang tàn lả tả rơi lưng cốc
Nhà lạnh trần cao ngọn nến gầy
Chăn chiếu rách, manh quần áo lạ
Chuyện dài, đêm vắng, rượu buồn say

Gió hú ầm ào qua gạch vỡ
Người chết vùi thân dưới hố bom
Kẻ sống vật vờ không chốn ở
Lang thang trẻ ốm ngủ bên đường

Cơ sự làm sao đến nỗi này
Mông lung không đoán được ngày mai
Máu chảy thành sông, thây chất núi
Bè bạn tan hoang, mình rã rời

Thơ Khánh buồn như lòng đất nước
(Thơ hay, đời loạn chẳng đâu dùng)
Vườn cũ cây tàn chim chết cả
Người chơi đàn nguyệt có còn không?

Mọi chuyện thiêng liêng thành nhảm nhí
Khắp nơi trí trá lọc lừa nhau
Tốt đẹp, cao sang đầu miệng lưỡi
" Nước Pháp khôn ngoan, nước Nhật giàu

Nước Mỹ lắm bom mà cực ác
Nước Nga hiềm khích với nước Tàu
Nước Việt đói nghèo thân cơ cực
Đất hẹp trụi trần vạn khổ đau"

Tối đen thành phố đêm lưu lạc
Máy bay giặc rít ở trên đầu
Ba đứa da vàng ngồi uống rượu
Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu

Thôi nhé mai này tiễn Khánh đi
Đường xa bom phá tàu không về
Lênh đênh ai hát ngoài song cửa
Bài ca thanh bình đêm cũ xưa:

"Hoa lá quên giờ tàn
Mây trắng bay từng đàn"

Ngày xưa yên ấm qúa
Trẻ nhỏ hát đồng dao
Trai xách điếu đi cày
Gái quang liềm gặt lúa
Bao giờ hết loạn , người ơi ?

Cạn cùng nhau chén nữa
Tàn canh là xa xôi
Lòng như vầng trăng nhọn
Chém giữa trời không nguôi.


Không biết bài thơ ra đời vào thời điểm cụ thể nào, chỉ có thể đoán mò theo ngày tháng mà anh đặt cho bài thơ là đêm đông chí, tức là đêm dài nhất trong năm. Thông thường một năm chỉ có một ngày gọi là ngày đông chí. Ngày ấy theo quan niệm của người Việt, mặt trời đi chệch về phía nam, cho nên ngày rất ngắn và đêm vô cùng dài (diễn ra vào khoảng từ 21, 22 tháng 12 dương lịch- tuỳ thuộc vào năm thường hay năm nhuận) một ngày mà không hiểu vô tình hay hữu ý, Lưu Quang Vũ cùng hai bạn ngồi uống rượu bên nhau, cùng nói về những cuộc chia tay thời loạn, cũng là cuộc chia tay của ba người, trong đó Khánh là người ra đi, Vũ và Lâm ở lại.

Về xuất xứ, bài thơ nằm trong tập: "Cuốn sách xếp lầm trang" gồm 20 bài do chính tay Lưu Quang Vũ chọn và đặt tên. Tập này nằm trong khoảng thời gian 1971 và 1972, khi anh mới ở độ tuổi ngoài 23 (anh sinh ngày 17-4-1948), song đã có vợ, con và đã ra khỏi quân đội, không công ăn việc làm, còn hai bạn Lâm và Khánh có lẽ nhiều tuổi hơn nên được gọi là "bác", cũng là người từ chiến trường trở về đang tranh thủ nghỉ phép:

Thôi nhé mai này tiễn Khánh đi
Đường xa, bom phá, tàu không về`


Bài thơ ghi lại thời điểm lịch sử buồn tẻ của đất nước. Chiến tranh dạo bước trên khắp các phố phường Hà Nội, phong cảnh đổ nát, hoang tàn. Cả thành phố chìm trong đêm tối, không điện, không trăng sao, chỉ có đèn dầu vặn nhỏ bằng hạt đỗ. Trong căn nhà có cửa sổ, trần cao theo kiểu nhà cổ của Pháp, đầy vắng lặng, lạnh lẽo, thiếu hơi người, sự sống, một ngọn nến được thắp lên, những nén nhang đốt vội cho người thiệt phận, qúa cố, hết nén này rồi nén khác, nhiều đến nỗi:Nhang tàn lả tả rơi lưng cốc. Vậy mà nhà vẫn không ấm lên được, lòng người đã buồn, càng buồn hơn: Nhà lạnh, trần cao, ngọn nến gầy.

Lời thơ , hơi thơ buồn đến não lòng, như một tiếng thở dài bất tận, một nỗi ám ảnh day dứt khôn cùng.Tất cả đang ngưng đọng trong một sự hồi tưởng, một không gian chết chóc bao trùm. Người chết vùi thân dưới hố bom, không ai biết ai hay để tìm, bới, chôn cất, đắp điếm dù chỉ là một manh chiếu rách. Người sống vì bom rơi, đạn nổ mà mất nhà, vật vờ như những bóng ma. Trẻ ốm nằm lăn lóc bên đường, phó mặc mạng sống của mình cho thần chết, chiến tranh khi nhà cửa bốc cháy:

Cơ sự làm sao đến nỗi này ?
Mông lung không đoán được ngày mai ...


Bao câu thơ viết về chiến tranh, không phải đặc tả cái xấu xa khốn nạn của chiến tranh mà ngược lại, cả một nền thơ do đảng lãnh đạo phải dồn nén lại, cố tình giấu đi nỗi khổ của chiến tranh để lớp trẻ lao vào lò lửa chiến tranh như thiêu thân lao vào miệng súng đang khạc lửa, riêng anh bồn chồn thảng thốt, khôn nguôi, trước sự thật trần trụi do chiến tranh mang lại:

Máu chảy thành sông, thây chất núi
Bè bạn tan hoang, mình rã rời
.

Thơ anh là nỗi lòng bỏ ngỏ, trung thực, hễ điều gì làm tim anh đau nhói là anh quặn lòng viết, bất chấp hậu quả xảy ra:

Tối đen thành phố đêm lưu lạc
Máy bay giặc rít ở trên đầu
Ba đứa da vàng ngồi uống rượu
Mặt buồn như sỏi dưới hang sâu ...


Thật không còn gì não lòng hơn thế. Nỗi buồn khiến con người hoá đá, hoá sỏi trong lòng hang sâu, trở thành vô tri vô giác bởi những nỗi khổ, nỗi đau đã vượt quá sức chịu đựng của thân kiếp con người ...

Chợt, giữa lòng hang sâu, một tiếng hát bất ngờ cất lên, khiến "hòn sỏi, da vàng" là anh phải nặng lời thốt lên:

Ngày xưa yên ấm qúa
Bao giờ hết loạn người ơi?


Nếu nói theo giọng Đảng thì mùa xuân 1975 là hết loạn, nhưng hiểu theo lời thơ của anh thì cho đến lúc mất, câu hỏi vẫn không được trả lời, bởi nếu đời hết loạn, anh và vợ con đã không phải nhận một kết cục vật vã đau đớn đến thế. Ra đi đầu không ngoảnh lại, mặc sau lưng thương nhớ vơi đầy.

Trở lại với bài thơ, dù là đêm đông chí, dẫu có dài lê thê, cuộc rượu cũng phải tàn, ba kẻ mặt buồn, da vàng chia tay nhau, anh ra về, nhìn vầng trăng mới nhú trên nền trời ảm đạm, mà không thể không so sánh:

Lòng như vầng trăng nhọn
Chém giữa trời không nguôi.


Thời nào thơ ấy, người nào cảnh nấy, thời của anh, thơ ca chỉ làm nhiệm vụ ca tụng công lao thành tích của Đảng, quên đi nỗi khổ sở của dân đen, sự ngu xuẩn của những kẻ cổ vũ cho chiến tranh. Đã một thời, thơ ca có lỗi với bao người. Riêng anh , thương cho những vần thơ không được quyền sống cho mình, chỉ sống cho nhiệm vụ , nên để mặc cảm xúc tuôn trào lên đầu ngòi bút, trung thực tới tận cùng nỗi đau của mình của đời. Nhìn vầng trăng hình lưỡi liềm, lá lúa anh có cảm gíac như trăng thành nhọn hoắt, đâm vào tim anh những lời bỏng rát, chém vào bầu trời những nhát chém liên hồi kỳ trận...Một vầng trăng cũ kỹ trên nền trời cũ xưa mà cách nhìn vô cùng mới mẻ, táo bạo, sống động, giàu sức liên tưởng... Đó đích thực là Lưu Quang Vũ (thơ) ẩn sau một Lưu Quang Vũ (kịch) mà người đời chưa hề biết tới.

Đọc bài thơ này của anh, nhiều người bảo anh bất đắc chí, khóc cười thảng thốt. Sau những phút nói văng mạng là ngồi lặng xót xa. Thay vì nhìn thấy cái hay, cái thật của bài thơ thì họ tỏ ý xót xa vì thơ anh đã chạm vào bến bờ của sự bất lực, tuyệt vọng, không lối thoát. Riêng tôi lại thấy nó qúa hay, nên đã chọn ra để mọi người cùng đọc. Cho dù nó đã có tuổi thọ 35 năm nay, nhưng không hề mòn sáo, lạc hậu với thời gian. Ngược lại nhặt được nó , thầm thì đọc nó, những câu thơ lập tức neo ngay vào bến bờ tâm cảm, như một thanh nam châm hút chặt vào với sắt. Như một viên ngọc lấp lánh bên dòng đời ồn ã, bon chen...

Hà Nội giáp xuân Đinh Hợi
TKTT

(Giới thiệu và bình)

03 February 2007

Thư Cuối Năm

Trần Khải Thanh Thủy

Thưa toàn thể bà con cô bác dân oan ba miền!
Cùng các sáng lập viên hội Dân Oan Việt Nam

Thấm thoắt đã gần hai tháng kể từ ngày thành lập hội. Giữa trưa vắng, nắng ngời chân tóc, cùng với sự trợ lực của thiên nhiên, của lòng người, và của đạo trời mà hội Dân Oan Việt Nam ra đời. Sau bao nhiêu ngày "tro than nhếch nhác", "bới rác kiếm ăn"
Khỏi phải nói đến sự vất vả khó nhọc của một tổ chức mới manh nha hình thành, trong điều kiện "mái non, con dại", thiếu đủ mọi thứ kinh nghiệm, cả về tổ chức cũng như đường lối, phương pháp, lại phải chống "thù trong, giặc ngoài". Những kẻ cuồng tín, qúa khích như Phạm Thị Lộc, nhà sư hổ mang Lý thị Hà( tức Thích Đàm Thoa), Hồ thị Bích Khương, Đỗ thị Minh Hằng...cứ nhảy dựng lên như cào cào rang trên chảo nóng, nhận những đồng tiền bẩn thỉu từ tay một kẻ sát nhân, giấu mặt, bằng mọi cách trấn áp bà con, phá tan tổ chức. Từ việc xúi giục, khích bác bà con phải đứng vào chụp ảnh, viết đơn tố cáo lần này, lần khác lên mạng, mua chữ ký của bà con (mỗi người 5 USD), rồi vừa doạ vừa dỗ vừa đe để lấy được càng nhiều chữ ký càng tốt, hòng coi như một bằng chứng chống đối, cấu kết, lật đổ.




Suốt hơn một tháng trời, phe của bùn lấn lướt phe của sóng, hất bùn bẩn lên mặt những người có tâm huyết với hội, ủng hộ sự ra đời của hội dân oan Việt Nam .Nào chấn giữ cửa các nhà trong ban điều hành, đại diện, nói xấu, dựng chuyện, chặn chân , không cho các thành viên chủ chốt của hội được nhóm, họp, nào canh giữ vườn hoa không cho những người này đem máy ảnh đến chụp cảnh bà con dân oan khiếu kiện, cấm không được dự lễ giáng sinh cùng bà con tại vườn hoa, nào tung tin đồn nhảm, doạ dẫm, gây mất đoàn kết ... Nhưng sự thật luôn có đường đi của nó. Nhờ sự ủng hộ của các nhà dân chủ như bác Nguyễn Thế Đàm, bác Hoàng Minh Chính, chú Trần Khuê, Viện sĩ Nguyễn Thanh Giang, bác Lê Hồng Hà, Anh Đỗ Nam Hải, mục sư Nguyễn Công Chính, nhà văn Du Lam, luật sư Nguyễn Văn Đài, Luật sư lê thị Công Nhân, Kỹ sư Nguyễn Phương Anh v.v và cộng đồng Hải Ngoại, nên cái xấu đã tự co cụm lại, phơi trần sự thật trước bà con dân oan 3 miền. Hai kẻ viết đơn tố cáo là Lý thị Hà và Hồ thị Bích Khương đã phải lộ diện, tự thú nhận bị người khác xúi giục, kích động, cho tiền mà đứng tên trên đơn tố cáo, chứ thực chất không có một chữ nào của mình cả. Phạm thị Lộc cũng bị bà con cô lập, dù lồng lộn về tận Bắc Giang, quê ả, hay trấn giữ tại vườn hoa, cũng không bắt được ai ký tên ủng hộ thị trong đơn tố cáo, đành phải tự mình bịa tên, ký thay cho cả loạt người, cũng bị bà con bóc mẽ, đem bản phô tô coppy trình ra cho tất cả mọi người cùng biết âm mưu bỉ ổi, thâm độc hèn ác của ả. Kể cả việc nhận 2 triệu để súi giục bà con đi ô tô sang nhà sáng lập viên TKTT la ó, tố cáo, khao bà con một bữa "tẹt ga" v.v cũng bị bà con phản đối, chỉ mặt và bóc mẽ... Hai kẻ cùng tranh nhau một khúc xương (từ kẻ sát nhân giấu mặt) là Hồ thị Bích Khương và Phạm thị Lộc, đã cãi lộn, xỉ vả nhau bất phân thắng bại tại vườn hoa... kết quả, phe của bùn đã tự tan rã, phe của sóng mỗi ngày thêm định hình, thắng thế, rũ bùn đứng dạy sáng loà, đoàn kết thương yêu nhau trở lại. Không những cùng giúp đỡ nhau tại vườn hoa, còn thường xuyên phối hợp hỗ trợ cho các đoàn biểu tình từ Hà Tây, Hoà Bình, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hải Phòngv.v... đến trụ sở tiếp dân trung ương( số 1 Mai Xuân Thưởng) hay ban điều hành chống tham nhũng Trung Ương( số 1 Hoàng Văn Thụ) , giúp bà con cất cao tiếng nói, không thụ động , ù lì trước những kẻ tội đồ, bao che cho bè nhóm lãnh đạo địa phương- những kẻ đang tâm cướp bóc mình, đẩy cả gia đình mình vào con đường cụt không lối thoát. Tính đến giờ phút này, hội đã chính thức nhận được 1.300 USD và 900 UAD ủng hộ của bà con Việt Kiều, gồm :
-400 USD của chị Hạ Uyên và uỷ ban liên minh nhân quyền Việt Nam
-200 USD của đảng Thăng Tiến
-100 USD của chị Chi(Mỹ)
-200 USD của Anh Trần Hùng và Đoàn Thi (Mỹ)
-100 USD do chị Trâm Oanh(Đức) chuyển
-300 USD của bác Nguyễn Đôn (Mỹ) .
- 400 UAD (tiền Úc) của nhóm Lockheed do anh Văn Trọng Việt chuyển
Ngoài ra còn 500 UAD từ Úc, gửi riêng cho 400 bà con dân oan tại Tây Nguyên thông qua Mục sư Nguyễn Công Chính ...
Nghĩa nặng tình sâu, biển khổ mênh mông, từ giờ tới tết cổ truyền của dân tộc , chắc chắn bà con dân oan ta còn nhận được nhiều hơn nữa những tấm lòng tình nghĩa của bà con Hải Ngoại, những người máu đỏ da vàng, sinh ra từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ và bố Lạc Long Quân, vì hoạ cộng sản xâm lấn, cưỡng chiếm mà phải bỏ mái ấm tổ tiên để ra đi, bỏ lại sau lưng bao nỗi niềm đau đớn, khắc khoải, day dứt, nuối tiếc khôn cùng.
Nay máu chảy ruột mềm, máu chảy đến đâu, ruột đau đến đấy, đất nước đang bị những bàn tay vấy bẩn của giặc đảng giày xéo, bóp nát. Tương lai dân tộc đang đắm chìm bởi sự độc tài, ngu dốt, ác tâm của chúng. Số phận hàng triệu dân oan Việt Nam chỉ còn là bộ xương trên mâm vàng, chén ngọc của đảng. Những con giòi đỏ ở Ba Đình càng ngày càng hoành hành, hạch sách, cướp bóc nhiễu nhương, đến mức béo múp, căng tròn. Chưa đủ còn tuồn tiền bạc ra ngoài biên giới để con cái mua trang trại, sắm biệt thự. Bao nhiêu yết hầu kinh tế, từ sân golf, hãng ta xi, nhà hàng, khách sạn trải dài khắp từ Bắc tới Nam đều nằm trong tay bọn giòi con (thông qua số tiền cướp bóc đất đai, nhà cửa, ruộng vườn của cả triệu triệu bà con dân oan khắp 64 tỉnh thành cả nước). Thật không còn sự khổ nhục nào trên thế giới sánh bằng. Làm người ai cũng hiểu nhu cầu khởi thuỷ của con người là ăn, mặc ở. Ăn thì hai bữa cơm không, kèm đậu phụ luộc chấm muối. Một cái bánh mì 500 đồng cũng không dám ăn, vì quy ra thóc là mất toi một lạng gạo, trong khi chỉ 2 lạng gạo đã đủ một bữa no "căng rốn" đến tận trưa, hoặc chiều. Mặc cũng toàn đồ thừa thải loại của bà con anh em nội ngoại. Còn ở thì - mái nhà - nơi trú ẩn duy nhất trên mặt đất - đã bị người của đảng cho bốc bay theo những dự án ma, trung tâm du lịch lừa, siêu thị ảo... khiến bà con phải lốc nhốc kéo nhau ra đường. Con trai làm cửu vạn, con gái bán trôn nuôi miệng, bố mẹ già lăn lóc nơi vườn hoa Mai Xuân Thưởng, khiến bất cứ ai đi qua cũng phải mủi lòng, bởi đến con vật cũng phải có chỗ ở nữa là con người... Ổ rơm, hang động, gốc cây, bụi rậm là chỗ ở của con vật . Còn con người là một mái nhà. Ngoài việc che nắng che mưa, còn là nơi hình thành gia đình, gia tộc, nơi nuôi dưỡng các thế hệ, nơi di dưỡng tình cảm, phẩm cách con người...vậy mà ..những kẻ bạo liệt, tàn nhẫn, thú tính, vốn ý thức rõ hành động của mình, vẫn nhẫn tâm đuổi bà con ra đường theo nguyên tắc: Đất đai, rừng núi, tài nguyên thiên nhiên...tất cả đều là của đảng. Vì vậy cứ Đảng ta tiến vào là người dân mất nhà. Đời người vương vất, lang thang. Người 5 năm, người 7 năm, người 18 năm. Cao niên như bà Nguyễn thị Kỷ (Thái Bình), nghe theo lời khuyên của đảng đi kinh tế mới mà mất sạch. Kinh tế đâu chẳng thấy , chỉ thấy cái mới nhất là nấm mồ chôn đứa con gái bé bỏng tội nghiệp chưa đầy 10 tuổi, vì khí hậu khắc nghiệt nơi thung thổ. Rét quái tai, nắng sám da, bỏng lưng, nứt mặt, một ngày đủ cả 4 mùa xuân, hạ, thu, đông...Lời khuyên đã thành lời khuyến cáo, bà bỏ về trung ương theo kiện từ đầu thập kỷ 1980, đằng đẵng 27 năm trời đội đơn, kêu gào, thưa gửi, kiện tụng, bao nhiêu công sức bỏ ra, tưởng có thể lấp biển, dời non được mà một tấm giấy quyết định mỏng tèo, nhẹ bẫng từ trung ương xuống địa phương bắt trả lại nhà cho bà không xong... mặc bà vật vờ như ma đói ở xó vườn hoa cùng cả trăm, ngàn, vạn, triệu bà con đồng cảnh ngộ, khắp 3 miền Bắc Trung, Nam.
Xuất phát từ đội quân ô hợp, đui mù, dốt nát, thích cướp bóc, tiếm quyền hơn là ổn định lòng dân, vì vậy cho dù ao ước của bà con không có gì lớn. Một ngày 2 bữa ăn, một nơi trú ngụ ổn định và một công việc thông thường mà đảng cố tình làm ngơ, coi bà con ta như khúc ruột thừa câm nín, tìm mọi cách để cắt khỏi cơ thể dân tộc, vừa làm ngơ, vừa sai công an đàn áp hết lần này lần khác. Vì vậy, chỉ cần bà con đứng thẳng người, đoàn kết bên nhau , một mặt đấu tranh chống lại giặc đỏ, một mặt kêu gọi sự trợ lực của bà con Hải Ngoại, những người luôn hướng tới quê hương với một sự cảm thông sâu sắc nhất - những người yêu quê hương đất nước qua từng việc làm cụ thể, trong đó, có một việc vô cùng tâm đức là gửi tiền tài trợ cho bà con trong những ngày đông tháng giá, những ngày thiếu đói, khó khăn, xa gia đình làng nước, đặc biệt là các dịp lễ tết truyền thống của dân tộc Việt Nam.


Thưa bà con!
Cùng các sáng lập viên.


Cũng bởi cảnh "mái non, con dại", lúng túng như gà mắc tóc, mà thời gian qua chúng ta gặp qúa nhiều hiểm hoạ, sơ xuất, song sơ xuất lớn nhất không thể bỏ qua được là việc để đồng tiền lêu lổng qúa đáng. Cụ thể, số tiền bà con Hải ngoại gửi về ngay trong tháng 12, sau khi thành lập hội là 700 USD mà đến tay bà con vẻn vẹn 260 USD. 440 USD còn lại rơi vào túi của ba kẻ nhận tiền là Dương đại Dương(240 USD) Lý thị Hà(100 USD) Nguyễn thị Huần(100 USD)...những kẻ ăn chặn vào túi tiền của bà con chắc chắn sẽ không có kết cục tốt đẹp gì. Tương lai của những kẻ này cũng giống hệt tương lai của đảng cộng sản trước xu hướng hội nhập toàn cầu - bị nguyền rủa, xua đuổi, cô lập và sớm muộn cũng sẽ bị cộng đồng loại trừ, sống trong bóng tối của tình người, đạo lý.
Để trấn chỉnh mọi việc, ngoài việc củng cố nội bộ, còn phải tăng cường đội ngũ cán bộ, đó là những tấm lòng của bạn bè trên khắp thế giới cũng như quốc nội, những con người hoàn toàn nghe theo tiếng gọi của đất nước quê hương, biết bà con khổ mà tình nguyện đứng ra góp sức. Vì vậy ngoài 6 thành viên cũ của ban sáng lập, hôm nay xin được đề bạt thêm hai thành viên mới đó là anh Nguyễn Đức Huân (Bỉ) và mục sư Nguyễn Công Chính (Việt Nam). Tận cùng của số thành viên này dự kiến sẽ là 12 người. Ở Việt Nam còn hai người đã được mọi người nhất trí đề cử và đã chấp nhận lời đề nghị của hội là luật sư Bùi Kim Thành và anh Trần Quốc Hiền. Hiện hai người này đang nằm trong trại giam của cộng sản cũng chỉ vì những hành động nghĩa hiệp của họ: Đứng ra bênh vực bà con dân oan trong địa bàn Sài Gòn. Các tổ chức nhân quyền trên thế giới đang làm tất cả để giúp họ, vạch mặt đảng cộng sản Việt Nam trong việc vô cớ bắt người, bất chấp các quy định, điều luật đã ký kết, công bố với thế giới .
Sống dưới mái nhà của Liên minh dân chủ Việt Nam, tự bản thân mỗi người phải trang bị cho mình những hiểu biết về tự do, dân chủ, quyền làm người, sự tương ái, tương thân. Để làm trong sạch đội ngũ dân oan( Dù số thành viên chưa nhiều, nhưng điều quan trọng là sự đoàn kết, vững mạnh, trong sáng, can đảm) thay mặt các sáng lập viên tôi chính thức tuyên bố gạt bỏ khỏi danh sách 4 kẻ cơ hội, trở cờ, phản bội sau.
1. Phạm thị Lộc: Chuyên cấu kết, kích động chia rẽ khối bà con dân oan tại vườn hoa. Làm đơn bán đứng TKTT cho cơ quan an ninh Việt nam lấy "13 đồng tiền vàng" ( mảnh đất 80 m2 Ngã 5 Kế, trị giá 400 triệu đồng Việt Nam) tháng 8-2006.
2- Đỗ thị minh Hằng( trưởng ban đại diện hội dân oan Việt Nam từ tháng 3 đến - tháng 7/2006) kẻ đã đang tâm ăn chặn tiền của bà con mỗi tháng từ 1.600.000 đến 2.200.000 VND, cùng một Computer trị giá 300 USD, 1 đài nhật (mới) giá 100 USD. Tổng số tiền thị ăn chặn của bà con trong suốt 5 tháng là 1.000 USD.
3. Hồ thị Bích Khương (Trưởng ban đại diện hội dân oan Việt Nam tháng 1 và tháng 2/2006), nhận tiền tài trợ lại nói dối là giữ lại mua điện thoại di động cho bà con để Hải Ngoại gọi về phỏng vấn, không chịu phát tiền cho bà con. Tổng cộng 2.000.000 VND
4. Lý thị Hà tức thích Đàm Thoa nhận 100 USD từ Đảng Thăng Tiến, không phát cho bà con, sẵn sàng cấu kết với công an và những kẻ xấu để làm hại bà con, phá nát phong trào.
Bốn kẻ này thực sự là những kẻ ăn cháo đái bát, qua cơn rên quên người cứu mình. Là minh chứng cho lời nhận định của tổ tiên : "Cứu vật vật trả ân, cứu nhân, nhân trả oán". Hiện cái án tâm linh đang chờ đợi chúng, sẵn sàng đè bẹp số phận cuộc đời chúng theo đúng lơì cổ nhân dạy: "Người trị kẻ ác, trời trị mưu gian".
• Cảnh cáo :
1. Bà Nguyễn thị Kỷ( Thái Bình) - Trưởng ban đại diện hội dân oan Việt Nam tháng 12-2005) về tội, nhận một điện thoại di động, 40 ký gạo, 1 chăn bông, 2 xô nhựa (mới) mà không thông báo cho bà con, nhằm giữ cho riêng mình.
2. Chị Nguyễn thị Huần (Vĩnh Phúc) lĩnh tiền tết âm lịch 2006, phát thiếu 1.500.000 VND đồng, đồng thời giữ 100 USD của chị Chi (Mỹ) từ 25-12-2006 không phát cho bà con.
3. Chị Vũ thị Bình (Hải Phòng) - phụ trách khối dân oan Miền Nam - vì tội vi phạm cam kết -bỏ nhiệm vụ, mà vẫn cố tình giữ điện thoại di động từ tháng 7-2006 (trị giá 1.650.000 VND), đến nay không trả lại cho bà con.
• Gạch tên:
1. Dương Đại Dương (Thái Bình) ra khỏi ban thư ký của hội, vì tội nhận 400 USD, chỉ phát cho bà con 160 USD, xé giấy xác nhận của ban đại diện để xoá dấu vết.
2. Nguyễn Khắc Toàn (Hà Nội) ra khỏi ban cố vấn, vì tội tung tiền của Hải Ngoại tài trợ cho những kẻ xấu như Hồ thị Bích Khương, Phạm thị Lộc để phá tan phong trào, mượn tên hai ả đàn bà là Hồ thị Bích Khương và Lý thị Hà để viết đơn vu khống, nhằm phá tan hội dân oan, nhằm chứng minh hội dân oan là hội ảo, cố tình tố cáo người đứng ra thành lập hội có tội với Đảng và "Bác Hồ kính yêu" để mượn tay công an Việt Nam đưa vào ngục tù , nhằm tiếm quyền lãnh đạo hội, như đã từng xảy ra với Anh Nguyễn Chính Kết, Đỗ Nam Hải, Lê Chí Quang, chỉ để thoả mãn tính đố kỵ, tị hiềm , đê tiện, bẩn thỉu của mình.
Để rộng đường dư luận, tránh sự hiểu lầm, tất cả số tiền ban tài chính nhận và phát cho bà con sẽ được công khai trong nội bộ của hội, như phát tiền cho bà con bị bắt tại 35 Ngô Quyền (sáng 17-1-2007), hỗ trợ cho các trường hợp đặc biệt khó khăn như hai mẹ con chị Nguyễn thị Nhom (Kiên Giang), chị Đỗ thị Luyện (Bắc Giang), Chị Đặng thị Thông (Thái Bình), trả tiền trách nhiệm hàng tháng cho nhóm người phụ trách khối bà con tại vườn hoa như chị Gấm, chị Dung ,chị Bé. Hỗ trợ tiền ăn trưa cho hai đoàn Vĩnh Phúc, Hoà Bình khi mọi người đi đấu tranh tại vườn hoa. v.v...
Để hoà nhập với phong trào đấu tranh dân chủ, công bằng cho Việt Nam, trách nhiệm của mỗi chúng ta ngoài việc yêu thương đùm bọc nhau theo đúng đạo lý truyền thống: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương.Càng trong hoạn nạn càng thương nhau nhiều", còn phải bảo vệ, giám sát bát nước tình nghĩa của hội do tấm lòng của bà con Hải Ngoại chuyển về, sao cho không bị sóng sánh ra ngoài( dù chỉ một giọt). Trước đó, vì đồng tiền "lêu lổng" mà chúng ta buộc phải dừng việc nhận tiền tài trợ lại giữa chừng. Sau hơn một tháng kiện toàn bộ máy tổ chức, việc nhận tiền mới bắt đầu trở lại. Hiện tại trong quỹ hội còn 300 USD của Bác Nguyễn Đôn (Mỹ) và 100 USD do chị Trâm Oanh (Đức) giữ hộ, cùng 400 UAD của nhóm "Lockheed" Úc. Ngay khi ban tài chính nhận được số tiền trên sẽ công khai để sử dụng vào các mục đích của hội như mua điện thoại di động, máy ảnh, phát tiền hỗ trợ cho các đối tượng bị bắt trong nhà tù cộng sản( do bà con lập) v.v
Việc phát tiền tàu xe cho bà con về quê ăn tết sẽ diễn ra vào đầu tuần cuối cùng của tháng 12 (âm lịch). Ngoài số tiền hảo tâm do bà con Hải Ngoại hỗ trợ, tất cả các sáng lập viên từ anh Nguyễn Hải(Mỹ) chị Trâm Oanh( Đức), Anh Lưu Ngọc Bang( Anh Quốc), anh Nguyễn Đức Huần(Bỉ), anh Nguyễn Thái Phụng (Pháp) sẽ có quà đặc biệt cho bà con. Hai sáng lập viên ở Việt Nam xin đảm nhiệm phần bánh chưng và giò lợn cho nhóm bà con ở lại trụ sở tiếp dân trung ương và cổng các nhà lãnh đạo Việt Nam ăn tết . Đề nghị bà con lập đầy đủ danh sách số người về quê và số người ở lại để ban điều hành và ban tài chính của hội cân đối lượng tiền và bánh chưng cho phù hợp, tránh sự sơ xuất và sự hiểu lầm không đáng có .
Trong khí thế đấu tranh không ngừng của phong trào dân chủ trong và ngoài nước, hy vọng bà con ta có một cái tết vui vẻ, ấm lòng hơn.
Hãy tin tưởng ở một ngày mai tươi sáng của Việt Nam .. Bọn độc tài sẽ phải nhận kết cục bi thảm như tên độc tài I Rắc Sadem Hudam, vì tội đã giết 114 người dân vô tội.
Sau đây là danh sách 463 bà con dân oan thuộc nông trường cờ đỏ( Kèm chữ ký)
DANH SÁCH CÁC HỘ NÔNG DÂN TẬP THỂ CÓ ĐẤT GỐC TẠI NÔNG TRƯỜNG CỜ ĐỎ
(Đồng đứng tên và kí tên khởi kiện và khiếu tố ban lãnh đạo UBND tỉnh
Cần Thơ cùng ban lãnh đạo quản lý nông trường Cờ Đỏ làm sai luật pháp).

1. Lê Ngọc Giầu (1948). Trú tại Thị trấn Cờ Đỏ, huyện Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
2. Cao Văn Tư (1943). Trú tại Đông Thuận, huyện Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
3. Cao Văn Năm (1946). Trú tại Đông Thuận huyện Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
4. Cao Hồng Cúc (1943). Trú tại Đông Thuận huyện Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
5. Cao Văn Thi (1920). Trú tại Thị trấn Cờ Đỏ, huyện Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
6. Lê Thị Ân (1927). Trú tại Vĩnh Trinh- Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
7. Trần Thị Anh (1926). Trú tại Đồng Thới, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
8. Bùi Văn Xuân (1932). Trú tại Thới Thuận ,Thốt Nốt , Cần Thơ. Mất 5 ha
9. Cao Văn Tình (1974). Trú tại Tân Lộc, huyện Thốt Nốt -Cần Thơ. Mất 19,4 ha
10. Đặng Thị Bé Tư (1952) Trú tại Thới Đồng , Ô Môn - Cần Thơ. Mất 3 ha
11.Cao Thị Sáu (1953). Trú tại Châu Thành, An Giang. Mất 5 ha
12. Nguyễn Văn Lợi (1956). Trú tại Thị trấn Cờ Đỏ-Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
13. Võ Văn Châu (1926). Trú tại Thị trấn Cờ Đỏ-Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
14. Nguyễn Thị Mỹ (1930). Trú tại Nông trường Cờ Đỏ-Thốt Nốt, CầnThơ.Mất 8,8 ha
15. Đỗ Ngọc Thơ (1956). Trú tại Thạnh An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
16.Trương Thị Bông (1938) Nông trường Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
17 Nguyễn Văn Hay (1937). Trú tại Thạnh An,Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 7,5 ha
18 Nguyễn Văn Nhựt(1954). Trú tại Thạnh An,Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 7,5ha
19. Nguyễn Thị Bảy (1941). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 7,5 ha
20. Trần Văn Tâm (1931) Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 7,5 ha
21. Bùi Văn Thi (1920). Trú tại Trung An, Thốt Nốt -Cần Thơ . Mất 8,6 ha
22 Trương Văn Đông (1963) Trú tại Nông trường Cờ Đỏ,Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10ha
23. Trần Văn Kinh (1931). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
24. Trần Văn Nếp (1963). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 2,5 ha
25. Nguyễn Văn Sáu (1924). Trú tại thị trấn Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 9,4 ha
26. Huỳnh Văn Vĩnh (1930). Trú tại Trung Kiên, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
27. Nguyễn Thị Thiết (1909). Trú tại Trung Kiên, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5ha
28. Trương Văn Kế (1927). Trú tại Trung Kiên, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
29. Lê Tấn Phát (1922). Trú tại Quới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
30. Mai Thị Quế (1934). Trú tại Thạnh Quới, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 1,8 ha
31. Nguyễn Thị Kim Anh (1938). Trú tại Thới Đông Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 152 ha
32. Trần Văn Năm (1935). Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất ? ha
33. Lê Văn Dư (1928). Trú tại Trung Nhứt,Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 50 ha
34. Nguyễn Thị Pháp (1934) Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 12,5ha
35.Nguyễn Thị Phương(1943) Trú tại ấp Quy Lân 5,Thạnh Quới, Cần Thơ. Mất 50 ha
36. Nguyễn Văn Hoà (1929) xã Hoà Bình Thạnh, Châu thành An Giang. Mất 5 ha
37. Nguyễn Văn Tám (1935) ấp An Lợi, Thạnh Phú, Thốt Nốt,Cần Thơ Mất 5 ha
38. Nguyễn Thị Tuyết Lan(1941).ấp Quy Lân 5, Thạnh Quới,Cần Thơ. Mất 5 ha
39. Nguyễn Thị Phương(1929) Trú tại ấp Quy Lân 5, Thạnh Quới,Cần Thơ. Mất 5 ha
40. Lương Văn Phương (1932). Trú tại ấp Quy Lân 5, Thạnh Quới, Cần Thơ. Mất 7 ha
41. Nguyễn Văn Hô (1946) Tổ 3, đội 3, Nông Trường Cờ Đỏ,Thốt Nốt,Mất 0,5ha
42. Ngô Văn Tùng (1966). Tổ 3, đội 3, Nông Trường Cờ Đỏ, Thốt Nốt Mất 50ha
43. Huỳnh Văn Vui (1940). Trú tại ấp Phúc Lập, xã Trung Nhứt, Cần Thơ. Mất 50 ha
44. Huỳnh Văn Phước(1925) Trú tại ấp Phúc Lập, xã Trung Nhứt, Cần Thơ. Mất 75 ha
45. Huỳnh Thị Hai (1931). ấp Phúc Lập, xã Trung Nhứt, Cần Thơ. Mất 50 ha
46. Nguyễn Thị Khâu (1954). Trú tại Thạnh Lộc, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 2,5 ha
47. Nguyễn Thị Phận (1926). Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
48. Nguyễn Thị Nhàn (1936). Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 2,5ha 49. Nguyễn Thị Ba (1921). Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
50. Nguyễn Văn Kỉnh (1936). Trú tại ThớiTthuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10ha
51. Nguyễn Văn Ba (1938). Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
52. Nguyễn Văn Sị (1917). Trú tại Định An, Lấp Vò, Đồng Tháp. Mất 5 ha
53. Nguyễn Văn Sáu (1921). Trú tại huyện Tân Hiệp, Kiên Giang. Mất 10 ha
54. Nguyễn Thị Linh (1938) Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
55. Lê Văn Năm (1928). Trú tại Trung Anh, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
56. Trần Văn Điền (1926). Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
57. Nguyễn Văn Sơn (1963). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
58. Huỳnh Thị Phường(1950). Trú tại Thanh An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
59. Huỳnh Văn Mười (1958). Trú tại Thanh An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 4ha
60. Nguyễn Thị Trường An(1969).Trú tại Thanh An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
61. Nguyễn Văn Cát (1950). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
62. Nguyễn Thị Trẻo (1958). Trú tại Nt Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 3 ha
63. Hồ Văn Pháp ( 197? ). Trú tại Tân Lộc,Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 7,5 ha
64. Trần Văn Giàu (1959). Trú tại Nt Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 7,5 ha
65. Võ Thị Phấn (1945). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 2,5 ha
66. Võ Thị Đỏ (1939). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 3 ha
67. Võ Văn Nghinh (1951). Trú tại An Phong, huyện Thanh Bình. Mất 2 ha
68. Võ Thị Mận (1947). Trú tại An Phong, huyện Thanh Bình. Mất 2,5 ha
69. Trần Văn Hiếu (1955). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 2,5 ha
70. Nguyễn Văn Ái (1945). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 3 ha
71. Nguyễn Phú Hồng (1931). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 3 ha
72. Võ Văn Mến (1954). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 2,5 ha
73. Lê Văn Lắm (1953). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 2,5 ha
74. Trần Đức Phong (1947). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 2,5 ha
75. Trần Thanh Kiếm (1949). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 2,5 ha
76. Trần Hữu Lộc (1959). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 3 ha
77. Thái Văn Tô (1947). Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
78. Thái Thị Tươi (1943). Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
79. Thái Văn Đủ (1941). Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
80. Võ Thị Tánh (1935). Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
81. Nguyễn Thị Bảy (1934). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 7,5 ha
82. Trần Vân Thác (1932). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
83. Đặng Văn Quang (1935) Nông trường Cờ Đỏ, Thốt Nốt,Cần Thơ.Mất 15 ha
84. Trần Thị Dôi (1943)Trú tại Nông trường Cờ Đỏ,Thốt Nốt, Cần Thơ.Mất 5ha
85. Nguyễn Văn Thanh (1941) Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
86. Trương Ngọc Châu (1943)Trú tại Nông trường Cờ Đỏ, Thốt Nốt,CầnThơ.Mất 5ha
87. Nguyễn Văn Hoàng (1937). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
88. Nguyễn Thị Giác (1935). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
89. Võ Thị Cảnh (1951). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
90. Lữ Văn Lý (1952). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
91. Võ Văn Lý (1945). Trú tại An Phong, huyện Thanh Bình.Cần Thơ.Mất 4 ha
92. Thạch Ba (1951). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 4 ha
93. Thạch Uôl (1926). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
94. Thạch Nghĩa (1967). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
95. Dương Sang (1951). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
96. Trần Thanh Tùng (1954). Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
97. Võ Thị Em (1952). Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
98. Trần Hữu Thanh (1951). Trú tại Thới Đông, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
99. Dương Thị Trưng (1941). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
100. Dương Văn Màng(1953)Mỹ Thạnh, thị xã Long Xuyên, An Giang.Mất 5 ha
101. Lê Thị Rẽ (1951) Trú tại Mỹ Thạnh, tx Long Xuyên, An Giang. Mất 10 ha
102. Võ Văn Bùi (1951) Mỹ Thạnh, thị xã Long Xuyên,An Giang. Mất10 ha
103. Nguyễn Văn Hùng(1947). Trú tại Mỹ Thạnh, tx Long Xuyên, An Giang. Mất 5ha
104. Trần Văn Phú (1949). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
105. Mai Văn Tấn (1952). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
106. Dương Thị Chọn (1931). Trú tại Trung Kiên, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
107. Trịnh Thị Thiều (1911). Trú tại Trung Kiên, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
108. Dương Thị Mau (1904). Trú tại Trung Kiên, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
109. Lê Thị Liên (1942). Trú tại Trung Kiên, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
110. Trình Hữu Truyền (1934). Trú tại Trung Kiên, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
111. Phan Văn Tuồng (1931). Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
112. Phan Thị Lanh (1946). Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 7,5 ha
113. Nguyễn Văn Hộm (1916). Trú tại Tân Lộc, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
114. Lê Văn Minh (1915). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
115. Lê Văn Ấn ( 1948). Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
116. Lê Thị Nhẹ (1957) . Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
117. Nguyễn Văn Tài (1934). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
118. Nguyễn Thị Tâm (1943). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
119. Huỳnh Thị Huệ (1955). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
120. Nguyễn Ngọc Hoa (1964). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
121. Huỳnh Thị Thời (1956). Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
122. Huỳnh Thị Đào (1947). Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
123. Tô Thị Nhã (1955). Trú tại thị trấn Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
124. Nguyễn Văn Chắc (1956). Trú tại Thới Đông, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
125. Trần Văn Quyết (1946). Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
126. Tô Văn Mỏng (1955). Trú tại thị trấn Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 4 ha
127. Nguyễn Hoàng Tuấn (1924). Trú tại Trường Lạc, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
128. Nguyễn Văn Cẩm (1940). Trú tại Định Hoà, Lai Vung, Đồng Tháp. Mất 10 ha
129. Nguyễn Văn Tài (1931). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
130. Trần Thị Vân (1955). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
131. Trần Thị Thạnh (1944). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
132. Lê Ngọc Hưng (1941). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
133. Dương Thị Nhan (1941). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 6,6 ha
134. Trần Văn Hầu (1937). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
135. Nguyễn văn Sương (1919). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt. Cần Thơ. Mất 5 ha
135. Lê Thị Nhỏ (1937). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
137. Nguyễn Văn Phương (1950). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất10 ha
138. Lê Minh Công (1952). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
139. Lê Văn Lợi (1949). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
140. Tổ Cẩm Hồng (1947). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
141. Lê Thị Châu (1935). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
142. Phạm Thị Anh (1937). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 3 ha
143. Nguyễn Thị Anh(1954). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ.Mất 5 ha
144. Lê Văn Rẻn (1951). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
145. Nguyễn Thị Nở (1952). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
146. Nguyễn Văn Út (1940). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
147. Cao Thị Bé (1938). Trú tại Nt Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
148. Nguyễn Văn Khuê(1927). Trú tại thị trấn Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 7 ha
149. Phạm Văn Tứ (1939). Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
150. Lê Thị Tỏ (1943). Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 7 ha
151. Võ Văn Đương (1945). Trú tại thị xã Long Xuyên, An Giang. Mất 5 ha
152. Lê Thị Kim Cúc (1941). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
153. Trần Kim Cúc (1951). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
154. Võ Văn Sen (1955). Trú tại Thới Đông, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
155. Lâm Văn Kế (1950). Trú tại thị trấn, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
156. Võ Thị Cẩm (1952). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
157. Nguyễn Thị Huệ (1947). Trú tại Đồng Thuận, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
158. Đồng Văn Như (1937). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
159. Lâm Văn Kế (1934). Trú tại thị trấn, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
160. Nguyễn Văn Tĩnh(1929). Trú tại Thạch Lộc, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 2 ha
161. Nguyễn thị Lê 1929 Trú tại Thạch Lộc,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 3 ha
162. Huỳnh văn Đo 1951 Trú tại Thạch An, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 10 ha
163. Lê văn Nghiệp 1941 Trú tại Trung An,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 10 ha
164. Lê Phú Xuân 1916 Trú tại Trung An,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 10 ha
165. Hoàng Đại Việt 1923 Trú tại Thạch Đông B, Tân Hiệp, Kiên Giang Mất 20ha
166. Hoàng Kim Thoa 1954 Trú tại Thạch Đông B, Tân Hiệp, Kiên Giang Mất 20ha
167. Hoàng thị Thiết 1905 Trú tại Thạch Đông B, Tân Hiệp, Kiên Giang Mất 30 ha
168. Hoàng thị Lệ 1915 Trú tại Thạch Đông B, Tân Hiệp, Kiên Giang Mất 30 ha
169. Hoàng thị Dậu 1937 Trú tại Thạch Đông B, Tân Hiệp, Kiên Giang Mất 2,5 ha
170. Hoàng thị Giám 1929 Trú tại Thạch Đông B, Tân Hiệp, Kiên GiangMất 2,5 ha
171. Nguyễn Hoàng Tuấn 1924 Trú tại Trường Lạc, Ô Môn, Cần Thơ Mất 10ha
172. Nguyễn Văn Góp 1962 Trú tại Định Hoá, Lai Vung, Đồng Tháp.Mất 5ha
173. Nguyễn Văn Tám 1950 Trú tại Trung An, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5ha
174. Lê Phước Hiệp 1949 Trú tại Trung An, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5ha
175. Trần Thị Hường 1953 Trú tại Trung An, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 7ha
176. Huỳnh Văn Hiển 1919 Trú tại thị trấn Cờ Đỏ,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 10ha
177. Nguyễn Văn Thanh1929 Trú tại Nt Cờ Đỏ, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 10 ha
178. Nguyễn Văn Phương 1950 Trú tại thị trấn Cờ ĐỏThốt Nốt- Cần Thơ Mất 10ha
179. Nguyễn thị Nguyệt 1961. Trú tại thị trấn Cờ Đỏ,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 10 ha
180. Phan Văn Tường 1939. Trú tại Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
181. Trần thị Hường 1941 Trú tại Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
182. Mai Văn Trọng 1945 Trú tại Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ Mất 5ha
183. La Công Minh 1951 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 7ha
184. Đào Đình Phong 1947 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
185. Trần Hữu Phước 1952 Trú tại thị trấn, Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
186. Lào thị Mẹt 1954 Trú tại thị trấn, Ô Môn, Cần Thơ Mất 9,5 ha
187. Trần thị Tươi 1952 Trú tại Thi Thuận,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 7 ha
188. Trần Văn Châu 1943 Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
189. Trần thị Dồi 1941 Trú tại Nông Trường Cờ Đỏ, Thốt Nốt-Cần Thơ. Mất 5 ha
190. Dương Minh Đức 1952 Trú tại Nông Trường Cờ Đỏ Thốt Nốt- Cần Thơ Mất10ha
191. Dương Nhật Bình 1947 Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ Mất 10ha
192. Nguyễn Thị Bé Tư 1950 Trú tại Nt Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
193. Trần Văn Vạn 1937 Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ Mất 5ha
194. Nguyễn Phúc Sang 1953 Trú tại Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ Mất 5h
195. Ng. Thị Nga Hoàng1952 Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ Mất 20ha
196. Trần thị Tư 1940 Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 2.5 ha
197. Lê thi Nương 1965 Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
198. Trương Văn Lực 1965 Trú tại Trung Hưng,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
199. Nguyễn văn Thiếu 1940 Trú tại Đinh An, Lấp Vỏ, Đồng Tháp Mất 5 ha
200. Lưu Thanh Cường 1967 Trú tại Đinh An, Lấp Vỏ, Đồng ThápMất 5 ha
201. Lưu Thanh Ngươn 1953 Trú tại Đinh An, Lấp Vỏ, Đồng Tháp Mất 5ha
202. Nguyễn văn Hoà 1930 Trú tại Thạnh Phú,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 10 ha
203. Trần Thanh Tùng 1954 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
204. Trần thị Mùi 1921 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
205. Nguyễn Ngọc Diệp1928 Trú tại Thạnh Phú,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 10 ha
206. Trịnh thị Kiểu 1932 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 10 ha
207. Đặng Văn Nắng 1929 Trú tại Thạnh Phú,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 6,3ha
208. Nguyễn Văn Nuôi 1934 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 8ha
209. Hồ thị Đến 1930 Trú tại Hoà bình, chợ mới, an giang Mất 6,2ha
210. Nguyễn Kim Ánh 1947 Trú tại Trung An, Thốt Nốt- Cần Thơ 5ha
211. Trần Văn Em 1930 Trú tại Thạnh PhúThốt Nốt- Cần Thơ Mất 5ha
212. Trần Văn Hùng 1930 Trú tại Mỹ Thạnh, châu thành, an giang Mất 10 ha
213. Phan Văn Nhật 1937 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5ha
214. Nguyễn Văn Nam 1945 Trú tại Mỹ thới, Long Xuyên, An Giang Mất 10 ha
215. Lê thị Châu 1930 Trú tại Thạnh Phú,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
216. Nguyễn thị Lời 1929 Trú tại Thạnh Pphú Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5ha
217. Nguyễn Văn Tại 1926 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
218. Nguyễn thị Thâm 1925 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 20 ha
219. Phan quốc Tuấn 1908 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
220. Trần thị Năm 1923 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
221. Lê Minh Tâm 1911 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
222. Nguyễn thị Lựu 1921 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
223. Huỳnh Văn Hiểu 1929 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 10 ha
224. Nguyễn thị Ta 1928 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 5ha
225. Nguyễn Văn Đúng 1932 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
226. Phạm Văn Sinh 1914 Trú tại Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
227. Phan Văn Đắc 1926 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
228. Lê Văn Liệt 1934 Trú tại thị trấn Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
229. Lê Văn Đủ 1928 Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
230. Lê Văn Nhật 1928 Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
231. Nguyễn Văn Giao 1919 Trú tại Trung An, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
232. Ngô thị Tư 1937 Trú tại Thanh Đông, Tân Hiệp, Kiên Giang Mất 5 ha
233. Lê thị Xanh 1936 Trú tại Phường Xuân Khánh - 3/2 Cần Thơ Mất 10 ha
234. Lê thị Anh 19?? Trú tại Phường Xuân Khánh - 3/2 Cần Thơ Mất ? ha 235. Trần Văn Có 19.. Trú tại Thới thuận, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
236. Trương thị Xuân 1931 Trú tại Thạnh Phú,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 10 ha
237 Nguyễn Văn Quyền 1961 Trú tại Thạnh Phú,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 10 ha
238. Nguyễn Văn Hoàng1929 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
239. Nguyễn Văn Chín 1923 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 6 ha
240. Phạm thị Xia 1960 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 1,2 ha
241.Nguyễn Thành Long1924 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 4,6 ha
242. Dương thị Âu 1921 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5,3 ha
243. Lưu thị Tuyết Vân 1968 Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ Mất 2,5 ha
244. Lưu thị Tuyết Lan 1962 Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ Mất 2,5 ha
245. Nguyễn Văn Chọn 1950 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 2 ha
246. Nguyễn Văn Lợi 1952 Trú tại Phú Hữu, Châu Thành, Cần Thơ Mất 5 ha
247. Nguyễn Văn Sang 1949 Trú tại Đông Thuận, Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
248. Lữ văn Tài 1927 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
249. Nguyễn Văn Còn 1918 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
250. Thạch Nót 1906 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
251. Danh thị Liên 1936 Trú tại Thới ĐôngÔ Môn, Cần Thơ Mất 4,5 ha
252.Vỗ thị Tư 1930 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
253. Thạch Thức 1916 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
254. Bùi Ngọc Ẩn 1917 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
255. Nguyễn Thị Huê 1954 Trú tại Đông Thuận, Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
256. Lê văn Trạch 1920 Trú tại Trung Nhứt,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
257. Nguyễn Văn Bo 1917 Trú tại Nt Cờ Đỏ Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
258. Trần văn Huấn 1914 Trú tại Vĩnh Trinh Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
259. Ngô văn Thâu 1931 Trú tại Thạnh Phú,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
260. Phạm văn Đợi 1933 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
261. Nguyễn thị Sáng 1933 Trú tại Thạnh Phú Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
262. Kim Hum 1934 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
263. Lê Hoàng Minh 1912 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
264. Lê Văn Kiển 1931 Trú tại Thạnh Phú,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 4 ha
265. Nguyễn Thị Năng1912 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 3 ha
266. Phùng thị Sáng 1937 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 4 ha
267. Trần thị Cang 1947 Trú tại Thạnh Phú Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
268. Huỳnh Văn Đạt 1949 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 10 ha
269. Dương thị Năm 1948 Trú tại Vĩnh Thới, Lai Vinh, Đồng Tháp Mất 5 ha
270. Lê Văn Y 1950 Trú tại Thạch quớiThốt Nốt- Cần Thơ Mất 2,5 ha
271. Phan văn Be 1945 Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 3 ha
272. Võ Văn Á 1937 Trú tại Thạch Quới,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
273. Lâm Văn Hiến 1945 Trú tại Thới Đông Ô Môn, Cần Thơ Mất 7,5 ha
274. Thái thị Hoa 1941 Trú tại Trung Hưng, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 2 ha
275. Nguyễn Văn Be 1945 Trú tại Trung An, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 2,5
276. Võ văn Dỏm 1942 Trú tại Trung An,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
277. Nguyễn Văn Tiến 1935 Trú tại Thạnh Đông b, tân hiệp, kiên giang Mất 4 ha
278. Ngô Văn Hai 1941 Trú tại Thạch Quới,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
279. Trần thị Di 1947 Trú tại Thạnh Phú,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5ha
280. Nguyễn thị Lê 1935 Trú tại Thạnh Lộc, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5ha
281. Nguyễn Văn Tám1942 Trú tại Thạnh Lộc, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 2ha
282. Phạm Văn Tư 1941 ấp Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã ,An Giang Mất 10ha
283. Phạm thị Điệp 1940 ấp An Lợi, Thạnh Phú, Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 7,5ha
284. Bùi Văn Phong 1933 ấp Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã ,An Giang Mất 5 ha
285. Nguyễn thị Bảy 1930 ại ấp Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã ,An Giang Mất 5 ha
296. Nguyễn Văn Năm 1945 ấp An Lợi, Thạnh Phú,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 5 ha
287. Võ thị Tho 1955 ấp An Lợi,Thạnh Phú Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 2,5ha
288. Nguyễn Thị Chăm1945 ấp An Lợi, Thạnh Phú,Thốt Nốt- Cần Thơ Mất 2,5ha
289. Nguyễn Văn Phanh 951Trú tại Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã An Giang Mất 7,5ha
290. Nguyễn thị Hoà 1949 Trú tại Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã ,An Giang Mất 3 ha
291. Nguyễn văn Thâm 1937Trú tại Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã ,An Giang Mất 5 ha
292 Võ thị Liên 1945 Trú tại Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã An Giang Mất 2 ha
293. Bùi thị Sét 1973Trú tại Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã An Giang Mất 2,5 ha
294. Trần thị Canh 1955Trú tại Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã An Giang Mất 2 ha
295. Nguyễn thị Mạnh 1949 Trú tại Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã ,An Giang Mất 3 ha
296. Phan thị Nữ 1935 Trú tại Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã ,An Giang Mât 2,5 ha
297. Phan thị Có 1955 Trú tại Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã ,An Giang Mất 2 ha
298. Phan văn Chức 1955 Trú tại Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã ,An Giang Mất 5 ha
299. Lê Đức Phát 1932 Trú tại Tây Khánh B, Mỹ Hoà, thị xã ,An Giang Mất 5 ha
Trần văn Sai 1939 Trú tại Mỹ Hoà, An Giang. Mất 5 ha
301. Nguyễn Thị Pháp (1940). Trú tại Mỹ Hoà, An Giang. Mất 5 ha
302. Nguyễn Văn Hoá (1939). Trú tại Mỹ Hoà, An Giang. Mất 5 ha
303. Võ Văn Khái (1955).ấp An Thị, An Trung, Chợ Mới, An Giang. Mất 10 ha
304. Lê Đức Phát (1947). Trú tại Chợ Mới, An Giang. Mất 5 ha
305. Nguyễn Thị Sanh (1945). Trú tại Chợ Mới, An Giang. Mất 10 ha
306. Nguyễn Thị Sáu (1951). Trú tại Mỹ Hoà, An Giang. Mất 10 ha
307. Trương Văn Kế (1950). Trú tại Mỹ Hoà, An Giang. Mất 7 ha
308. Trần Thị Nhanh (1950). Trú tại Mỹ Hoà, An Giang. Mất 7,8 ha
309. Trần Văn Sai (1947). Trú tại Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
310. Trần Văn Bảy (1945). Trú tại Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
311. Nguyễn Văn Điều (1951). Trú tại Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
312. Nguyễn Văn Du (1953). Trú tại Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
313. Nguyễn Văn Chung(1951). Trú tại Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
314. Lê Thị Hường (1949). Trú tại Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
315. Nguyễn Văn Năm (1939). Trú tại ấp Thới Đông Bình I, Thới Đông. Mất 5 ha
316. Lê Văn Hai (1907). ấp Thạnh Hưng, Trung Hưng, Thốt Nốt.Mất 5 ha
317. Bùi Văn Sanh (1935). Thới Hoà 1, Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
318. Bùi Lỗ Nghi (1939). Thới Hoà 2, Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
319. Bùi Thị Hà (1937). Thới Hoà 1, Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
320. Phương Thị Hi (1939). Thới Hoà 1, Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ.Mất 9,5 ha
321. Lâm Văn Biên (1947). Thới Trưng, Thới Đông, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 9,5ha
322. Thạnh Bun (1950). Thới Trưng, Thới Đông, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 100ha
323. Nguyễn Văn Độ (1951) ấp Lân Quới 2, Thạch Quới, Thốt Nốt, CT. Mất 100ha
324. Nguyễn Văn Cảnh (1955). Thới Trưng, Thới Đông, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 100ha
325. Huỳnh Văn Ngân (1947). ấp Lân Quới 2, Thạch Quới, Thốt Nốt, CT.Mất 100ha
326. Lê Văn Liệt (1930). Trú tại ấp Thạnh Hưng, Thốt Nốt, Cà Mau. Mất 10ha
327. Dương Thị Chương (1923). Trú tại thị trấn Ô Môn, huyện Ô Môn. Mất 10 ha
328. Lê Thị Sanh (1937). Trú tại đường 3/2 thành phố Cần thơ. Mất 10 ha
329. Lê Thị Anh (1941). Trú tại ấp Thành Nghĩa, xã Thành Lợi, Vĩnh Long.Mất?ha
330. Lê văn Bang (1937). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
331.Ng. Sông Hương (1941). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
332. Hà Văn Nên (1952). Trú tại Thới Hoà, Thới Đông, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5ha
333. Nguyễn Thị Kiều(1945) Trú tại Thới Hoà, Thới Đông, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5ha
334. Nguyễn Thị Tư (1937) Trú tại ấp Phụng Thạnh 2, Trung Kiên,Cần Thơ. Mất 5ha
335. Trịnh Thị Dân (1943). Trú taị ấp Vĩnh Nhuận , Thới Thuận,Cần Thơ. Mất 5 ha
336. Nguyễn Thi Phượng (1942). Trú tại ấp Quy Lân 5, Thạch Quới, Cần Thơ.Mất 5ha
337. Võ Văn Lý (1951) xã An Phong, huyện Thành Bình, Đồng Tháp.Mất 5 ha
338. Trần Văn Vang (1950). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
339. Trần Văn Phú (1951). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
340. Lưu Văn Nối (1947). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
341. Dương Thị Năm (1943). Trú tại Vĩnh Thới, Lấp Vò, Đồng Tháp. Mất 5 ha
342. Nguyễn Thị Nản (1937). Trú tại đội 6 nông trường Cờ Đỏ. Mất 3 ha
343. Trần Thị Thạnh (1945). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
344. Nguyễn Thị Đẹp (1945). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
345. Nguyễn Thị Hương(1938). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
346. Nguyễn Thanh Hùng(1951). Trú tạithị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
347. Võ Văn Đương (1949). Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
348. Lê Thị Lương (1950). Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
349. Nguyễn Thị Tư (1952). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
350. Thái Văn Đời (1950). Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
351. Nguyễn Văn Hoành (1955). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
352. Lê Văn Nam (1951). Trú tại Mỹ Thới, Châu Thành , An Giang. Mất 4 ha
353. Nguyễn Văn Vân (1945). Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
354. Trình Hữu Truyền (1955). Trú tại Trung Kiên, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
355. Lê Thị Yêu (1951). Trú tại Trung Kiên, Thốt Nốt, Cần thơ. Mất 5 ha
356. Phạm Văn Tuồng (1945). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Thốt Nốt. Mất 7,5 ha
357. Nguyễn Văn Hơm (1939). Trú tại Tân Lộc Tây, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
358. Huỳnh Văn Hiếu (1941). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Cần Thơ. Mất 10 ha
359. Huỳnh Văn Hà (1935). Trú tại Mỹ Thới, Châu Thành, An Giang. Mất 10 ha
360. Phạm Thị Diệp (1937). Trú tại Trại giống nt Cờ Đỏ, Cần Thơ. Mất 3 ha
361. Cao Văn Tỉnh (1950). Trú tại Tân Lộc Tây, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 9,4 ha
362. Nguyễn Thị Xuyễn ( 1951). Trú tại đội 5 nt Cờ Đỏ, Cần Thơ. Mất 10 ha
363. Hà Văn Hiên (1950). Trú tại đội 5 nt Cờ Đỏ Cần Thơ. Mất 3 ha
364 Phạm Thị Anh (1943). Trú tại thị trấn Tri Tôn, An Giang. Mất 3 ha
365.Nguyễn Văn Thử 1945 Trú tại Trung An, Thốt Nốt mất 5,0 ha 366. Huỳnh Thị Thời (1947). Trú tại Trung Nhất, Thốt Nốt. Mất 5 ha
367. Huỳnh Thị Đào (1941). Trú tại Trung Nhất, Thốt Nốt. Mất 5 ha
368. Trương Văn Nung (1951). Trú tại Đồng Tháp (mua chưa sang tên) Mất 2 ha
369. Huỳnh Văn Thuấn (1950). Trú tại Đồng Tháp. Mất 3 ha
370. Võ Văn Sữa (1943). Trú tại Đồng Tháp. Mất 5 ha
371. Nguyễn Thị Tâm (1951). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 10 ha
372. Đồng Quan Như (1941). Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất 5 ha
373. Đồng Thị Huệ (1950)Trú tại Nông trường Cờ Đỏ, Ô Môn, Cần Thơ. Mất10ha
374. Nguyễn Thị Phận (1952). Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
375. Nguyễn Thị Ba (1951). Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 10 ha
376. Nguyễn Văn Kỉnh (1960). Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 3 ha
377. Lương Thị Tích (1951). Trú tại Bờ Bao, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 3 ha
378. Trương Thị Bông (1949). Trú tại Nông trường Cờ Đỏ, Cần Thơ. Mất 5 ha
379. Lê Văn Nhân (1955). Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5 ha
380. Nguyễn Văn Sáu (1947). Trú tại Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 9 ha
381. Trương văn Đông 1975 Trú tại Nông trường Cờ Đỏ, Cần Thơ Mất 10 ha
382. Nguyễn văn Tri 1951 Trú tại Thạnh phú, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5ha
383. Nguyễn thị Hai 1945 Trú tại Thới thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ, Mất 5 ha
384. Nguyễn văn Nam 1943 Trú tại Mỹ Thới, An Giang Mất 10 ha
385. Nguyễn thị Diễm 1939 Trú tại Thới Bình, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 10ha
386. Nguyễn văn Trung 1955 Trú tại Thới Bình, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5ha
387. Ngô thị Điệp 1951 Trú tại Thạnh phú, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 7ha
388. Nguyễn Văn Mẫn 1952 Trú tại Thới Bình, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5ha
389. Dương thị Mãnh 1951 Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5 ha
390. Nguyễn thị Tiềm 1950 Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 3 Ha
391. Lê Tấn Phát 1947 Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 2,5 ha
392. Sanh 1951 Trú tại Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ Mất 3 ha
393. Bùi văn Long 1947 Trú tại Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ Mất 8 ha
394. Bùi lễ Nghi 1952 Trú tại Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ Mất 8 ha
395. Bùi thị Hà 1954 Trú tại Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ Mất 5 ha
396. Phan văn Phanh 1949 Trú tại Thành phố Long Xuyên Mất 7,5 ha
397. Bùi văn Nhong 1947 Trú tại Thành phố Long Xuyên Mất 7,5 ha
398. Huỳnh thị Bảy 1937 Trú tại Thành phố Long Xuyên Mất 3 ha
399. Nguyễn thị Lùng 1952 Trú tại Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5 ha
400. Lê thị Hoa 1954 Trú tại Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5 ha
401. Đặng Văn Quang 1951 Trú tại Lấp Vò, Đồng Tháp Mất 6 ha
402. Nguyễn Văn Lớn 1955 Trú tại Nông trường Cờ Đỏ Mất 7 ha
403. Nguyễn Văn Sơn 1943 Trú tại Nông trường cờ đỏ Mất 5 ha
404. Trần Văn Kỉnh 1945 Trú tại Nông trường Cờ Đỏ Mất 10 ha
405. Tô Văn Mỏng 1930 Trú tại Nông trường Cờ Đỏ Mất 7 ha
406. Võ Thanh Hồng 1928 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 3 ha
407. Trần thị Bảy 1940 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5 ha
408. Võ thị Hiền 1968 Trú tại Thạnh Phú, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 3ha
409. Nguyễn Thị Tất 1908 Trú tại Thuần Hưng, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 3ha
410. Nguyễn Văn Tạo 1931 Trú tại Thới Thuận,Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5ha
411. Ng, thị Hồng Hoa 1945 Trú tại Thới Thuận, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 10ha
412. Phạm Quốc Tuấn 1950 Trú tại Nông trường Cờ Đỏ, Cần Thơ Mất 5ha
413. Cao Văn Tư 1947 Trú tại Nông trường Cờ Đỏ, Cần Thơ Mất 5 ha
414. Phạm Thị Anh 1933 Trú tại thị trấn Tri Tôn, An Giang Mất 5 ha
415. Trần văn Hầu 1937 Trú tại Thạnh Phú, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 5 ha
416. Nguyễn Văn Khanh 1933 Trú tại Trung nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 10ha
417. Nguyễn Văn Tám 1930 Trú tại Thạnh Phú,Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 5ha
418. Huỳnh Thị Mai 1944 Trú tại Thạnh phú, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 5ha
419. Dương Thị Năm 1922 Trú tại Thạnh Phú, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 8 ha
420. Lê Thị Bé Sáu 1970 Trú tại Thạnh Phú, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 4 ha
421. Ngô Thị Lượng 1943 Trú tại Vĩnh Thới, Lai Vung, Đồng Tháp Mất 8ha
422. Võ Văn Sữa 1951 Trú tại Nông trường Cờ Đỏ, đội 6, Cần Thơ Mất 5ha
423. Nguyễn Văn Được 1943 Trú tại Vĩnh Thới, Lai Vung, Đồng Tháp Mất 5 ha
424. Nguyễn Văn Văn 1920 Trú tại Thạnh Phú, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 5 ha
425. Trần văn Lợi 1942 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5 ha
426. Trần văn Quét 1469 Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5 ha
427. Nguyễn Văn Tiến 1945 Trú tại Thạnh Phú, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 9 ha
428. Phạm Văn Tư 1940 Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5 ha
429. Lê thị Nhỏ 1935 Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 2,5 ha
430. Nguyễn Văn Muôn 1950 Trú tại Thạnh Đông B, Tân Hiệp Kiên Giang Mất2,5 ha
431. Trần văn Ngon 1970 Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 10ha
432. Tô thị Nhã 1954 Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 7ha
433. Nguyễn Thị Tâm1943 Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Cần Thơ Mất 5 ha
434. Trần Thị Vân 1931 Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, Cần Thơ Mất 5 ha
435. Nguyễn Thị Xuyến 1963 Trú tại đội 5, Nông Trường Cờ Đỏ Mất 10 ha
436. Nguyễn Văn Sáu 1924 ấp Tây Khánh 5,Mỹ Hoà thành phố Long Xuyên Mất9,4ha
437. Nguyễn Thị Bảy1928 ấp Tây Khánh 5,Mỹ Hoà thành phố Long Xuyên.Mất 9,4ha
438. Nguyễn thị Anh 1940 ấp Tây Khánh 5,Mỹ Hoà thành phố Long Xuyên Mất7,5ha
439. Bạch thị Tư 1948 Trú tại Trung kiên, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 5 ha
440. Đặng thị Nhiệm 1941 Trú tại Sóc Sơn, Tri Tôn, An Giang Mất 10ha
441. Phạm văn Đông 1948 Trú tại Tổ 3 đội 7 kinh 2,Nông Trường Cờ Đỏ Mất 5 ha
442. Nguyễn thị Đẹp 1950 Trú tại Xã Long Giang, Chợ Mới, An Giang Mất 10 ha
443. Võ văn Thắng 1947 Trú tại Xã Hoà Bình, Chợ Mới, An Giang Mất 3 ha
444. Võ văn Liệp 195 Trú tại Xã Long Giang, Chợ Mới, An Giang Mất 3ha
445. Võ văn Mẫn 1942 Trú tại Xã Long Giang, Chợ Mới, An Giang Mất 3ha
446. Lê thị Vẻ 1931 Trú tại Xã đông thạnh A, mỹ thạnh, An Giang Mất 2ha
447. Trần Văn Minh 1956 Trú tại Thạnh Phú, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 2 ha
448. Nguyễn Văn Bàn 1947 Trú tại Thạnh Phú,Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 2,5 ha
449. Phan thị Minh Châu 1948 Trú tại Thạnh Quới, Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 1,5ha
450. Phan thị Thu Nga 1953 Trú tại Thạnh Phú,Vĩnh Thạnh, Cần Thơ Mất 1 ha
451. Nguyễn văn Chợ 1927 Trú tại Long Kiến, Chợ Mới,An Giang Mất 4 ha 452. Nguyễn thị Ngư 1924 Trú tại Long Kiến, Chợ Mới, An Giang Mất 3 ha
453. Nguyễn Kim Như 1970 Trú tại Trung Nhất, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 10 ha
454. Nguyễn Thị Ba 1934 Trú tại Trung An. Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5 ha
455. Phạm thị Ba 1949 Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5 ha
456. Phạm thị Đào 1948 Trú tại Trung Nhất, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 5 ha
457. Phạm Văn Tạ 1926 Trú tại Thạnh Quới, Thốt Nốt, Cần Thơ Mất 2,5 ha
458. Đinh Hoàng Phi1979 Trú tại thị trấn cờ đỏ, Cần Thơ Mất 3,7
459. Nguyễn Thị Dư 1935 Trú tại Thạnh Đông, Tân Hiệp, Kiên Giang Mất 5 ha
460. Lê Văn Quốc 1953 Trú tại Nông trường Cờ Đỏ, Cần Thơ Mất 10 ha
461. Huỳnh Phú Đầy 1969 Trú tại thị trấn Cờ Đỏ, nông trường Cần Thơ Mất 10 ha
462. Nguyễn văn Khuê 1927 Trú tại Trung Nhứt, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất 5ha
463. Trần thị Mai 1915 Trú tại Trung An, Thốt Nốt, Cần Thơ. Mất ? ha
----------------------

Ghi chú : Từ danh sách 46 đến 55, phần đất thuộc về UBND xã Thạnh Qưới quản lý ,
còn lại đều do nông trường Cờ Đỏ quản lý đất, mà không chịu trả lại cho dân, kể từ
thời điểm 1980 khi thành lập tập đoàn ma để cướp không đất của xã viên.
(Còn tiếp)
Hà Nội 3-2-2007
Thay mặt các sáng lập viên của hội Dân Oan Việt Nam
Trần Khải Thanh Thuỷ
Mọi ý kiến đóng góp cũng như ủng hộ