29 December 2006

Vườn hoa Mai Xuân Thưởng- những bông hoa bị giày xéo

Phóng sự điều tra: Trần Khải Thanh Thuỷ

Bất cứ ai là người Hà Nội, nghe nhắc đến vườn hoa Mai Xuân Thưởng cũng phải rùng mình ngao ngán, bởi nơi đây chứa chất bao cảnh ngộ đau buồn của 64 tỉnh thành cả nước dồn về. Những anh Pha,chị Dậu, Chí Phèo trong tác phẩm hiện thực phê phán của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố thời Phong kiến tham tàn thối nát, sao lại ùa trở về thiên đường xã hội chủ nghĩa do đảng tài tình lănh đạo, và còn khổ sở gấp trăm ngàn lần thời xa xưa? Bài viết này chỉ xin đề cập tới vài mẩu đời phụ nữ được chính thể cộng sản "chăm sóc, ươm trồng" trong vườn hoa của tổ quốc (chính xác hơn là địa ngục xã hội chủ nghĩa) mà bản thân tác giả trực tiếp tṛ chuyện, gặp gỡ, ghi nhận...


Người đầu tiên tôi gặp là chị Vũ Thị Tuyết, sinh 1976, thôn Chi Thuỷ, xã Chi Thuỷ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, từng là một cô học sinh ngây thơ xinh đẹp trong trắng chưa từng. Trong tất cả các giấy xác nhận của trường tiểu học, trung học, từ giáo viên chủ nhiệm cũng như bí thư đoàn trường, bí thư đoàn xã, đều công nhận điều này.

Năm 1997- Tuyết tṛên 21 tuổi - lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời người con gái, tuổi mà các nhà tâm lư học vẫn gọi bằng một danh từ mỹ miều là: Mùa xuân của cuộc đời- mọi thứ từ tâm sinh lư, vốn sống, cơ thể đều bừng nở dưới ánh mặt trời như đoá hoa mùa xuân tươi thắm, khi ấy Tuyết trở thành vợ của tên vũ Văn Bính(thôn Cổ Chế, xã Phúc Tiến, huyện Phú Xuyên). Cả hai ra uỷ ban nhân dân xã lấy giấy chứng nhận kết hôn vào ngày 16-10-1997 rồi tổ chức đám cưới. Một đám cưới giữa mùa đông se lạnh, tuy không phải to nhất huyện nhưng cũng đông đủ sự góp mặt của quan viên hai họ, bà con làng xóm và bạn bè hai bên với số lượng lên tới vài trăm mâm, ăn rả rích ba ngày trời không hết. Nào ai ngờ khởi đầu của một niềm vui lớn cũng là bắt đầu của một nỗi bất hạnh lớn không thể ngờ tới trong cuộc đời Tuyết.

Ngay sau khi sinh con trai đầu ḷòng (Cháu Vũ văn Pháp sinh ngày 20-10-1998) Tuyết đã phát hiện ra mình lấy phải một người chồng vô cùng thô lỗ, vũ phu, lại có tính trộm cắp vặt để thoả mãn những thói xấu riêng của bản thân. Ba năm chung sống, dù Tuyết luôn thể hiện mình là người con dâu hiền thảo, nền nếp trong nhà, song vẫn luôn bị mẹ chồng cạnh khoé, bản thân tên B́inh cũng vào hùa với mẹ đẻ để hằn gắt xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của cô. Chỉ Vìì hạnh phúc được làm mẹ, với thói quen của người phụ nữ á Đông, nên Tuyết đã cố quên đi tất cả để yên bề gia thất. Không ngờ sự chịu đựng, nín nhịn của cô đã nuôi dưỡng thói tham lam độc ác trong con người Bính, để cho thói gia trưởng, bạo hành lấn lướt.

Ngày 20-6-2001, Tuyết bị mất một đôi ṿng tàu, suy đi ngẫm lại trong nhà chỉ có hai vợ chồng là người biết rơ nguồn gốc xuất xứ và chỗ cất giấu nên Tuyết từ tốn hỏi chồng:

- Em không thấy đôi ṿòng tàu mẹ cho làm của hồi môn đâu anh ạ, anh có lấy của em không?

Chuyện chỉ đơn giản có thế mà đang nằm bên cạnh, tên Bính bật dạy, đấm, đá té tát vào mặt vào người Tuyết, vừa đánh vừa nghiến răng trèo trẹo:

- á à, mày dám nghi ngờ ông hả, đồ chó cái...

Khi cô oằn người chống đỡ, tên Bính c̣òn cầm cả khúc củi nặng, xoay người, dùng sức ở thế vặn thân, vung mạnh cánh tay, dồn lực vào hai cổ tay để bổ xuống đầu vợ, ngay lập tức Tuyết ngã vật ra nền nhà, bất tỉnh.

Trở dạy, Tuyết thấy đầu đau ê ẩm, song vẫn cố sức chịu đựng để trở lại với công việc đời thường, cơm nước, giặt giũ, chợ búa hầu hạ chồng con cùng bà mẹ chồng lắm điều, dù sức khoẻ cứ liên tục giảm sút, đặc biệt chứng đau đầu xuất hiện mỗi ngày một thường xuyên hơn. Sau những phút choáng váng là ngất sỉu không biết trời đất là gì...Nhiều lần liên tục như vậy, Tuyết quyết định vào bệnh viện huyện khám. Không tin vào kết luận của y bác sĩ tại bệnh viện đầu tiên "có dấu hiệu của bệnh động kinh do chấn thương sọ não", Tuyết tìm đến bệnh viện huyện Thường Tín để khám tiếp. Qua tiến hành chụp cắt lớp, các bác sĩ đã kết luận bệnh của cô "bị động kinh do chấn thương sọ não" là hoàn toàn chính xác. Bây giờ muốn lành bệnh, phải ở lại bệnh viện điều trị và bỏ tiền mua thuốc tiêm, uống hàng ngày

Vì cả hai bên gia đình đều nghèo, bản thân Tuyết cũng giấu bệnh của mình không muốn cho mẹ đẻ và chị ruột biết để không phải lo lắng, nên Tuyết thường xuyên trong cảnh đói thuốc, đói ăn. Kết quả chưa đầy 3 tháng sau ngày bị chồng đánh(9-2001) trong lúc đang thổi cơm rán đậu, cơn động kinh kéo đến, Tuyết lảo đảo, choáng váng ngã chúi đầu xuống đất, bị cả chảo mỡ sôi dội vào mặt, vào người gây bỏng nặng. Khi đó tên Bính- chồng cô mới chịu đưa vợ vào viện.

Vì không muốn gánh chịu mọi hậu quả do việc chi phí thuốc men, viện phí phát sinh, nên chỉ sau một tuần điều trị tại bệnh viện huyện Phú Xuyên, bà Nguyễn thị Tư, -mẹ chồng Tuyết đã tìm vào và kiên quyết bắt về, mặc các bác sĩ phản đối, la ó, yêu cầu bà phải chuyển bệnh nhân lên bệnh viện 103 thị xã Hà Đông thuộc tuyến trên, Vì bệnh viện cấp huyện không thể đảm nhận được. Song vốn tính tham lam, ích kỷ, cố chấp, bà kiên quyết đưa con dâu về với ly1 do chữa thuốc đông y cho rẻ.

Về nhà một thời gian, sợ phát sinh tốn kém, bà lấy cớ không có tiền mua thuốc nên bỏ luôn thuốc nam rồi vu cho con dâu ăn cắp 82.000 VND để đuổi về nhà mẹ đẻ. Vì quá thương con (khi ấy mới 3 tuổi) Tuyết nấn ná ở lại, và trong thời gian này, liên tục bị bỏ đói, bị xúc phạm cả thân thể lẫn tinh thần. Các vết bỏng chưa kịp lành, sau mỗi trận đòn của chồng mỗi ngày lại bị loét sâu thêm. Lần cuối cùng, cô bị đánh liên tục từ 13 giờ đến 22 giờ đêm, bị băm nát 4 bộ quần áo, bị mẹ chồng và chồng kiên quyết đuổi khỏi nhà giữa đêm khuya, mặc hàng xóm khuyên can, la lối. Cuối cùng không còn cách nào khác, cô phải nhận từ tay bà hàng xóm tốt bụng 10.000 đồng để đi xe ôm, và một chiếc bánh mỳ chống đói sau cả ngày trời ăn no đòn chồng và những lời chửi bới mắng nhiếc của mẹ chồng mà không hề được ăn cơm...12 giờ đêm, cô lần được về nhà trong tình trạng thân tàn, ma dại, chỉ thốt lên được một tiếng: "mẹ ơi, con khổ qúa" rồi gục ngã ngay trên bậc cửa, mẹ đẻ và chị gái vội vàng túm luôn người chở xe ôm mang cô đi bệnh viện cứu chữa trong đêm.

Nửa năm trời nằm viện, chỉ có người chị goá bụa và bà mẹ già nua, khốn khó ở bên chăm sóc cơm nước, thuốc thang. Cả gia đình chồng từ tên Bính, bà Tư, đến các em dâu, em rể không một lần lai văng... Dù vậy nỗi nhớ thương cũ Phát không ngày nào không âm ỉ trong trái tim Tuyết. Vì vậy, vừa được ra viện, Tuyết trốn mẹ, bỏ qua mọi lời can ngãn của chị ruột về lại nhà chồng thăm con. Khỏi phải nói đến nỗi đau đớn khổ sở của cô khi bị bà Tư cấm cửa không cho vào nhà, nỗi nhức căng lồng ngực, nỗi bồn chồn thẳng thốt đến nổ bùng thể xác trong những giờ chầu chực, chợ đợi ở ngoài đường, mong nhìn thấy mặt con. Bao nhiêu người hàng xóm đi qua đều bị cô túm áo, quỳ xuống dưới chân họ để năn nỉ mọi người nói khó với mẹ chồng và chồng cho cô vào nhà thăm con, hoặc đưa cháu ra ngoài để gặp mình. Không ngờ mẹ con tên Bính- những kẻ hành xử khốn nạn nhất trên cơi đời này, đã xâm phạm thân thể cô một cách dã man, còn tiêu huỷ luôn cả chút đạo lý làm người, cướp nốt cả ước ao nhỏ bé, chính đáng của cô, kiên quyết không cho cô gặp mặt con. Đã thế, còn nhồi nhét vào trí óc ngây thơ non nớt của con cô những lời độc địa: Con điên đấy, mẹ mìn đấy, con đừng dại đi theo nó là chết đấy, nhớ chưa v.v và v.v.

Cả tuần dài chầu chực, chờ đợi không được gặp con, cô vẫn kiên trì nán đợi, hy vọng tình mẫu tử, sự kiên trì của mình sẽ là chút ánh sáng chiếu rọi vào lương tâm của hai kẻ độc tài... không ngờ, vừa kịp nghe những người hàng xóm cám cảnh mình, cảnh đời nói lại những lời báng bổ xúc phạm của bà nội và bố đẻ về bản thân mình- người đã mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày, dứt ruột đẻ ra đứa cháu đích tôn nối nghiệp dòng họ Vũ...cô có cảm giác như bị một lưỡi dao xỉa ngay vào giữa ngực và lăn ra bất tỉnh.

Cả chục người qua đường xúm vào, người giật tóc, người day trán, người xoa dầu, giúp cô hồi tỉnh, song trí não vẫn ngẩn ngơ, biếng nhác như người vừa ở cơi âm hiện về. Một bà đi chợ, nhanh trí lấy chùm chìa khoá ấn vào tay cô, lắc lắc cho những âm thanh kim loại va đập vào nhau, tạo thành những tiếng kêu leng keng vui tai, thúc hối, cô mới hồi tỉnh trở lại và nhớ ra hoàn cảnh thực tại của mình... Ngay lập tức, cả suối ngôn từ và những hàng nước mắt giàn dụa ào ra từ cơi lòng sâu thẳm, đau đớn. Nỗi bi đát bất hạnh mà mới 26 tuổi cô phải gánh chịu, khiến chút cay xót cứ dâng lên tê dại cả hai cánh mũi của những người chứng kiến. Người vơ nát bụi cây ven đường, nguyền rủa thói đời đê tiện, mà một phụ nữ mảnh mai yếu ớt như cô đang phải chịu đựng. Người lên án hai kẻ táng tận lương tâm là chồng và mẹ chồng cô, đã không một chút xót thương sám hối còn vu vạ cho cô bị điên từ nhỏ, để cố tình rũ cô như rũ một miếng giẻ lau chân, để kịp thời tung mình vào một mối tình mới, một trò chơi mới, cũng là một âm mưu mới: cưới lại vợ khác cho con, mặc cô trong cảnh đau đớn ê chề Vì thể xác tàn tạ, cơi lòng tan nát.

Từ đó, Tuyết bỏ nhà, bỏ quê đi lang thang ra Hà Đông, Hà Nội, gặp đủ mọi hạng người trong xã hội, từ người bán bánh mì, hay phu hồ, cửu vạn, rửa bát, xe ôm... Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương, cuối cùng nhập vào đoàn người khiếu kiện tại vườn hoa Mai Xuân Thưởng và ở lại ôm chân anh Lý Tử Trọng. Thỉnh thoảng bị công an dồn đuổi lại lặng lẽ bỏ anh mà đi, rồi nghe theo tiếng gọi sâu thẳm từ âm hồn anh, lại tìm về trú ngụ. Trong hồ sơ khiếu kiện của mình Tuyết ghi rõ:

- Lý do khởi kiện:
+ Bị gia đình chồng đánh đập ruồng bỏ và vu khống bị bệnh động kinh từ nhỏ để lấy vợ khác (ngày 19-2-2004) trong khi giấy chứng nhận đăng ký kết hôn lần một (ngày 16-10-1997 vẫn còn nguyên gía trị).

+ Cố tình chia rẽ tình cảm hai mẹ con, bằng cách dạy con gọi mẹ là con điên, áo ộp, phù thuỷ, mẹ mìn, yêu tinh, quỷ hiện h́nh v.v.


Ngoài ra còn bị các chính quyền huyện Phú Xuyên chửi mắng, vu tội "thiếu văn hoá, thường xuyên đến ăn vạ cán bộ và lănh đạo huyện". Cụ thể bị 4 công an đánh đập dã man đến toé máu, ngất lịm, rồi khiêng ra khỏi cổng trụ sở vứt như vứt một bao cát. Một trong 4 tên có đeo ảnh và phù hiệu mang tên Nguyễn Đức Cường, đồng thời còn bị 3 cán bộ quân đội là Lục,Trịnh, Định đánh trọng thương ngay trước cổng của trại...

- Hồ sơ đi kiện gồm:
- Giấy chứng nhận bị động kinh của bệnh viện
- Đơn xin chứng thực về tình trạng sức khỏe của bản thân
- Giấy xác nhận của giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu trường tiểu học Tri Thuỷ
- Giấy xác nhận của bí thư chi đoàn thôn Tri Thuỷ từ năm 1992-1996 (trước khi lập gia đình) cùng xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã Tri Thuỷ... mà nội dung của các giấy tờ này là: "Xác nhận chị Vũ thị Tuyết là học sinh ngoan, khoẻ mạnh, học tập tốt, là đoàn viên, thanh niên gương mẫu, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của chi đoàn thôn cũng như đoàn trường ...

Ngậm ngùi cầm hai tấm ảnh của Tuyết trên tay, đọc đi đọc lại những dòng chữ nắn nót của cô trên hồ sơ khiếu kiện, phải tả lại những việc làm đồi bại khốn nạn nhất của gia đình chồng, cũng là nỗi đau đớn khôn nguôi của mình, tôi bần thần xác nhận:

- Cả chính quyền huyện, tỉnh cùng làm ngơ trước nỗi đau khổ của em, đó cố tình cấp giấy chứng nhận kết hôn lần hai cho chồng em, lại không cho em được phép gặp con? Thật không hiểu nổi những con người mới xã hội chủ nghĩa, tất cả đều mù loà về đạo lý, lương tâm rồi ư?

Trước câu hỏi như xoáy vào lòng người của tôi, cùng bao cặp mắt của những người dân oan bất hạnh dồn vào, Tuyết rắn rỏi trả lời, chiếc khăn bịt kín hết cả cằm, mặt, chỉ để lộ một con mắt không bị thương, giật rung liên hồi theo nhịp thở, lời nói:

- Mẹ con tên Bính cậy có người nhà làm ở toà án huyện nên cố tình vu khống em bị bệnh động kinh từ nhỏ, còn cấm vận tình cảm hai mẹ con em nữa, nhưng dù thế nào em cũng phải đưa toàn bộ vụ việc này ra ánh sáng, yêu cầu toà án nhân dân huyện, tỉnh có thái độ xử phạt nghiêm khắc với tên Bính Vì tất cả các trọng tội đã gây ra cho em, trong đó có tội chà đạp lên nhân phẩm làm người của phụ nữ. Sau đó bắt gia đình chồng phải bồi hoàn mọi thiệt hại về tình trạng sức khỏe cũng như tinh thần của em hiện tại

- Thế còn cháu Phát, em định thế nào?

Nhắc đến con, gương mặt dị hình, dị dạng của Tuyết căng lên và ngày càng trở nên méo mó, cặp mắt ướt lúc nhìn thẳng vào mặt người đối diện, lúc ngây đờ bất động trên khuôn mặt bất thành nhân dạng:

- Không, nhất định em phải đ̣i bằng được quyền lợi của mình là được qua lại thăm con hàng tháng. Dù thế nào nó vẫn là đứa do em dứt ruột đẻ ra. Nếu không Vì đã chót sinh ra nó trên đời, không Vì mẹ già qúa khổ, chị gái qúa lo lắng xót thương cho mình, em đã đâm đầu vào ô tô chết ngay trước cửa nhà thằng chồng bội bạc rồi... chỉ Vì nghĩ đến con mà em quyết định phải sống...

Tôi hiểu, dù trong cảnh thân tàn ma dại, chín phần quỷ một phần người, dù bị hoàn cảnh sống xô đuổi ruồng bỏ đến mức, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, phải làm đủ mọi việc từ ăn xin, lượm rác, hầu hạ vệ sinh cho những người già cả gần đất, xa trờ́ để tồn tại, trong Tuyết vẫn khắc khoải một niềm tin đau đáu về đứa con mình. Cháu Vũ Văn Phát, sinh ngày 20-10- 1998. Tuy bị gia đình chồng đầu độc, chia rẽ tình cảm mẹ con, nhưng rồi trong cảnh "dì ghẻ con chồng", nghe những lời hàng xóm nói lại về mẹ đẻ - một người phụ nữ vốn trẻ trung, xinh đẹp như hạt gạo, cô Tấm làng quê... thì nhất định, tình mẫu tử sẽ trỗi dạy, cháu sẽ tìm về bà ngoại, bên mẹ và bác ruột, để bù đắp san sẻ cho ba người phụ nữ bất hạnh nhất trần đời này. Người Vì chồng chết phải thắt lưng buộc bụng, ở vậy nuôi hai con gái trưởng thành. Người buộc phải bỏ chồng, cắp con về nhà mẹ đẻ Vì chồng cờ bạc, nghiện hút mắc căn bệnh thế kỷ, còn mẹ bị bà nội và bố đẻ chửi bới đánh đập đến trọng thương, ra đi, không một đồng xu dính túi...

Nắng tắt dần trên những lối đi, một ngày như mọi ngày tại vườn hoa đau thương định mệnh. Trần mây bị đẩy gần sát xuống mặt đất, ngay trên đầu anh Lý Tử Trọng khiến không gian càng thêm nức nở, ai oán. Tôi dắt xe ra về, lòng nặng trĩu những nỗi buồn khó tả, chiếc xe ́ ra không chịu nổ, trong khi tiếng giục giã của mọi người cứ réo rắt bên tai:

- Kìa chị, đi ngay đi không mụ Thọ báo cho con Minh béo, và thằng ánh công an Hà Nội bây giờ... Chúng nó hết giờ làm việc rồi, nhưng chỉ cần nghe tên chị là mật báo cho nhau, rải quân, bắt liền... Nào, để chúng tôi mỗi người một tay, đẩy xe giúp chị...

Hà Nội 15-12-2006
TKTT